Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 44)

Mặc dù là một chi nhánh mới thành lập, song trong xu thế phát triển của đất nước, MHB Hà Nội đã luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu do Hội sở đặt ra. Hoạt động cho vay là một hoạt động đạt hiệu quả nhất của MHB Hà Nội trong các hoạt động tín dụng

Bảng 4: Doanh số cho vay tại MHB Hà Nội năm 2004- 2006

Đơn vị: triệu đồng

2004 2005 2006

Dư Nợ 53.070 75.715 285.548

Dư Nợ quá hạn 0 0 1.913

Dư Nợ BQ/ cán bộ 947,67 1.204 8.652

Trong 3 năm gần đây, từ năm 2004 đến năm 2006, dư nợ của MHB Hà Nội tăng liên tục, từ hơn 53 tỷ lên đến gần 286 tỷ, trong đó hai năm 2004 và 2005 không có dư nợ quá hạn, năm 2006 có gần 2 tỷ dư nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ MHB Hà Nội đã nới lỏng chính sách tín dụng. Dư nợ bình quân trên số cán bộ tín dụng tăng lên đáng kể. Từ năm 2004 đến 2006, dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tăng hơn 9 lần, từ 947 triệu đồng/ cán bộ tăng lên 8 tỷ đồng/ cán bộ.

Bảng 5: Cơ cấu cho vay tại MHB Hà Nội theo kỳ hạn năm 2004- 2006

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2004 2005 2006

Tổng dư nợ 53.070 75.715 285.548 Vay ngắn hạn 24.283 40.125 207.600 Vay trung và dài hạn 28.785 33.325 77.800

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội

Năm 2004 dư nợ cho vay dài hạn đạt 28.785 triệu đồng, chiếm 54,23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, cho vay ngắn hạn đạt 24.283 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,76 % tổng dư nợ nền kinh tế.

Năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 40.125 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53% dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 33.325 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Năm 2006 dư nợ ngắn hạn đạt 207.600 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72% dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 77.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Như vậy, qua các năm 2004- 2006, tỷ trọng vay ngắn hạn của MHB Hà Nội ngày càng tăng từ 54,23% tổng dư nợ lên đến chiếm 72% tổng dư nợ, còn cho vay trung và dài hạn thì ngược lại. Điều này chứng tỏ chiến lược kinh doanh của ngân hàng là tăng tính thanh khoản của các món vay, tăng vay ngắn hạn và giảm cho vay dài hạn để đảm bảo cho rủi ro rín dụng của ngân hàng đạt mức thấp.

từ 2004 - 2006

Đơn vị : triệu đồng

2004 2005 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 53.070 100 75.715 100 285.548 100

Quốc doanh 16.780 31,6 16.960 22,4 100.083 35

Ngoài quốc doanh 36.290 68,3 58.755 77,6 185.465 65

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội

Như vậy tính theo doanh số cho vay trong ngắn hạn và dài hạn ( tính theo cả VNĐ và USD) thì: tỷ trọng doanh số cho vay của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số (năm 2004 là 68,3%;năm 2005 chiếm 77,6%; năm 2006 chiếm 54%)/ trên tổng doanh số cho vay. Còn tỷ trọng doanh số cho vay của doanh nghiệp quốc doanh chiếm phần khá nhỏ (năm 2004 là 31,6%; năm 2005 là 22,4%; năm 2006 là 35%) trên tổng doanh số cho vay. Như vậy, mặc dù trong năm 2006 tỷ trọng doanh số cho vay của thành phần kinh tế quốc doanh có tăng lên (nhờ hợp đồng cho vay Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam: 7.000.000 USD) nhưng chưa đáng kể so với tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó MHB Chi nhánh Hà Nội cần cố gắng phát triển mạng lưới khách hàng để thu hút thêm mảng khách hàng ngoài quốc doanh vì đây là lượng khách hàng rất lớn và sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 7: Tình hình cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở tại MHB Hà Nội năm 2004- 2006

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Cho vay

Cho vay

dài hạn 30.000 12.885 35.000 26.684 0 40.901

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội

Với mục tiêu kinh doanh là chủ yếu cho vay các dự án xây dựng nhà ở, cao ốc, các vấn đề liên quan đến nhà ở, MHB Hà Nội cũng cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu do Hội sở đặt ra. Năm 2004, kế hoạch cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở đưa ra đối với vay ngắn hạn là 1 tỷ đồng, vay dài hạn là 30 tỷ đồng song thực tế chỉ thực hiện được: vay ngắn hạn là 1 tỷ 363 triệu đồng chiếm 136,3% kế hoạch, vay dài hạn là 12 tỷ 885 triệu đồng chiếm 42,95% kế hoạch.

Năm 2005, kế hoạch cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở đưa ra đối với vay ngắn hạn là 1,9 tỷ đồng, vay dài hạn là 35 tỷ đồng song thực tế chỉ thực hiện được: vay ngắn hạn là 1 tỷ 800 triệu đồng chiếm 94,73% kế hoạch, vay dài hạn là 26 tỷ 684 triệu đồng chiếm 76,24% kế hoạch.

Năm 2006, thực tế cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở đưa ra đối với vay ngắn hạn là 2,623 tỷ đồng, vay dài hạn là 40,901 tỷ đồng. Đây quả là năm gặt hái thành công đối với MHB Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 44)