Cơ hội và thách thức đối với công ty VILEXIM

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Long Mã (Trang 29 - 33)

1.2.5.1. Cơ hội

• Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu gạo nói chung của công ty VILEXIM. Việt Nam giành được những khoản hỗ trợ về nông nghiệp đặc biệt là những công trình thủy lợi. Trong trái phiếu của chính phủ đã dành cho giao thông 70% và 30% cho thủy lợi. Về chương trình giống, Chính phủ đã đầu tư một lượng vốn lớn để nghiên cứu giống chất lượng cho nông nghiệp. Bên cạnh đó khi gia nhập WTO, vấn đề về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam được mở rộng hơn, các sản phẩm nông nghiệp được tự do xâm nhập thị trường thế giới và có tư cách bình đẳng mà không phải chịu những hạn chế về số lượng, không phải trở ngại qua các nước trung gian, thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với công nghệ hiện đại, có vốn đầu tư, đội ngũ lao động có trình độ cao sẽ tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được chất lượng gạo xuất khẩu.

• Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nhờ Nhà nước đã quy hoạch và đầu tư xây dựng các vùng trồng lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu (vùng đồng bằng sông Cửu Long có 1 triệu ha và vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 300 ngàn ha) nên diện tích gieo cấy các giống lúa có chất lượng cao (thơm ngon, hạt dài, ít bạc bụng, tỷ lệ tấm thấp) đã tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và công ty VILEXIM nói riêng có được nguồn nguyên liệu tốt và ổn định, là cơ sơ để công ty có thể xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị cao, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Nhằm tạo điều kiện,

tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phát triển và thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường nước ngoài, Nhà nước đã bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo từ ngày 01 tháng 5 năm 2001 và đưa ra nhiều chính sách khác hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo

• Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu tăng trong khi nguồn cung gạo lại giảm khiến cho giá gạo trên thị trường có xu hướng tăng. Đây là cơ hội tốt và là dấu hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

• Khoa học công nghệ hỗ trợ cho ngành đang phát triển mạnh. Tác dụng tích cực của việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua đã đem lại cho Việt Nam nói chung và VILEXIM nói riêng những máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, với hiệu quả sản xuất cao. Đến nay, với chính sách đầu tư, xây dựng của Nhà nước, cùng với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư, nước ta đã có được những công nghệ tốt phục vụ cho ngành chế biến gạo xuất khẩu (công nghệ lau bóng, sấy, tách vỏ…) đạt chất lượng cao không thua kém gì so với công nghệ của Thái Lan - nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo. Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ sinh học, những nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã tạo ra hơn 40.000 giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Điều này đã mở ra triển vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo như VILEXIM

• Nguồn nguyên liệu dồi dào, và giá nhân công rẻ đã tạo ra những sản phẩm gạo có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây là cơ hội cho VILEXIM khai thác và thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu gạo của mình.

• Có nhiều thị trường mới có nhu cầu phù hợp với năng lực của ngành gạo Việt Nam nói chung và công ty VILEXIM nói riêng như: các nước Châu Phi, Trung Đông, Nhật Bản, Hồng Kông và một số nước thuộc EU

• Tình hình cạnh tranh trong nước và thế giới rất quyết liệt

• Chưa chủ động được trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong năm 2008, tuy nhận thấy được sức tăng trưởng mạnh của ngành kinh doanh xuất khẩu gạo, nhưng Chính phủ đã không dự đoán chính xác được lượng gạo xuất khẩu trong năm. Chính phủ đã ra quy định dừng xuất khẩu và ký kết các hợp đồng gạo xuất khẩu mới. Điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn và lúng túng, mất khả năng chủ động trong viêc đàm phán, ký kết hợp đồng, làm chậm tiến độ xuất khẩu, tiêu thụ gạo, đánh mất cơ hội thu lợi nhuận cao khi mà giá cao tăng gấp 2,3 lần bình thường

• Cơ chế ngân hàng không thuận lợi: Việc ngân hàng đặt ra các điều kiện vay vốn quá khắt khe đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã tạo ra rào cản lớn, cản trở tiến độ xuất khẩu của họ (theo qui định của ngân hàng, DN muốn vay vốn phải có hợp đồng, có L/C…) khiến cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn, không thể thu gom hết lúa của nông dân trong mùa thu hoạch cao điểm. Không đảm bảo được nhiệm vụ của Chính phủ đề ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, làm giá lúa rẻ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cho nông dân, còn các thương nhân nước ngoài cũng lợi dụng tình trạng này để ép giá gạo Việt Nam xuống thấp. Song song đó, các Ngân hàng cũng đang có xu hướng giảm hạn mức cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và yêu cầu thế chấp gạo trong kho khi vay đã gây ra không ít trở ngại cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn kinh doanh.

• Cạnh tranh không lành mạnh về giá:

• Yêu cầu về chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng cao, đặc biệt là các nước Châu Âu, Nhật Bản

• Trình độ kỹ thuật canh tác của nông dân Việt Nam hiện vẫn còn thấp, chưa ứng dụng nhiều các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nên chất lượng nguyên liệu không ổn định, điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh gạo.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Long Mã (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w