Môi trường kinh doanh của công ty Về thị trường
Trong những năm đầu thành lập, khi nền kinh tế còn hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, công ty chủ yếu được giao nhiệm vụ tiếp nhận các loại hàng hóa viện trợ từ khối các nước XHCN như: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Angieri…, vận chuyển quá cảnh một số hàng hóa đó cho 2 nước Lào và Campuchia. Năm 1987, sau khi đổi mới nền kinh tế, nhằm bắt kịp với cơ chế thị trường, công ty không chỉ thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào mà còn mở rộng thị trường ra các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, trải qua hơn 40 năm hoạt động và phát triển, công ty đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh quốc tế, quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. Công ty hiện có quan hệ mua bán với khoảng hơn 50 quốc gia, trong đó thị trường chính và chủ lực trong những năm gần đây phải kể đến là: Đài Loan, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Anh, Ả rập. Đây là những thị trường lớn, truyền thống góp phần đem lại kim ngạch không ngừng tăng cho công ty.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM là một công ty rất có uy tín ở trong và ngoài nước.Với đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp nhiều mặt hàng, nên khách hàng và đối tác của công ty rất đa dạng, bao gồm cả các công ty trong và ngoài nước. Trong đó, chủ yếu là các công ty nước ngoài. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khách hàng của công ty phần lớn lại là các công ty và cá nhân ở trong nước. Họ tự đàm phán các điều khoản trong hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu rồi ủy thác cho công ty thực hiện các nghiệp vụ sau đó để nhập hàng hóa về. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay công ty đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng truyền thống, với nhiều bạn hàng làm ăn lâu năm như: Công ty TNHH An Quý, công ty Phú Thái, công ty TNHH Hoàn cầu, công ty TNHH Linh Anh, Carrier Singapore LTD, P&M Korea Corp, công ty GALLUCK LIMITED – Malayxia, công ty Jampoo corp, MING DIH INDUSTRY CO.LMT…
Về đối thủ cạnh tranh
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu ở cả trong và ngoài nước. Mỗi công ty đều có những chiến lược riêng, có những thế mạnh riêng của mình. Các công ty cạnh tranh nhau trên tất cả các mặt: thị trường, sản phẩm, phân phối… Đặc biệt là sau khi gia nhập sân chơi chung WTO, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào lĩnh vực này, lợi nhuận của công ty chắc chắn ít nhiều bị chia sẻ. Các công ty nước ngoài có ưu thế lớn về vốn và trình độ quản lý, với cách làm việc chuyên nghiệp sẽ là những khó khăn tiềm ẩn rất lớn đối với các công ty trong nước nói chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM nói riêng. Song do công ty không thực hiện chuyên doanh một mặt hàng cụ thể nào mà thực hiện kinh doanh tổng hợp, nhận gia công, thực hiện xuất nhập khẩu ủy thác cho các công ty trong và ngoài nước về các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng... nên đối thủ cạnh tranh của công ty thường không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà vừa có thể là đối tác vừa là đối thủ cạnh tranh như: HAPRO – công ty sản xuất dịch vụ và
xuất nhập khẩu nam Hà Nội, công ty XNK và hợp tác đầu tư giao thông vận tải Tracimexco – Bộ giao thông vận tải, công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư thiết bị gang thép, công ty nông thổ sản…
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là Bộ công thương, cùng với sự nỗ lực của các thành viên, trong suốt những năm qua, công ty đã liên tục đạt được nhiều danh hiệu như: được thưởng cao về thành tích XK, Giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương Mại tổ chức suốt 4 năm liền (2005 – 2008)… Năm 2008 vừa qua, VILEXIM còn được lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận..
Công ty khởi đầu chỉ với vài triệu đô la doanh thu mỗi năm, tới năm 2004 nhờ đổi mới doanh nghiệp, doanh thu của Vilexim đã đạt con số 50 triệu đô la. Sau bốn năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần ( 2004 – 2008 ), doanh số và lợi nhuận công ty tăng lên rõ rệt, tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, trung bình khoảng 30%, thường xuyên vượt chỉ tiêu đã đề ra.
Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty VILEXIM giai đoạn 2006 - 2008
(Đơn vị: trd)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thực hiện Tăng so năm 2005 (%) Thực hiện Tăng so năm 2006 (%) Thực hiện Tăng so năm 2007 (%) Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 990190 9,33% 1432602 44,67% 1690470 18% Doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ
990009 9,33% 1432525 44,69% 1689961 18%Giá vốn bán hàng 942915 8,63% 1365493 44,81% 1587643 16,3% Giá vốn bán hàng 942915 8,63% 1365493 44,81% 1587643 16,3%
chính
Chi phí tài chính 710 112% 1672 118% 2834 69,5%
Chi phí bán hàng 26101 15,37% 33928 29,98% 47377 39,6% Chi phí quản lý
doanh nghiệp 12217 48,71% 19663 60,94% 30125 53,2% Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh
8776 30,03% 13441 53,15% 24816 84,6%Tổng lợi nhuận Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế 9993 38,75% 17972 59,83% 27772 36,4% Thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp
2798 38,78% 4472 59,82% 8336 36,4%
Lợi nhuận sau
thuế TNDN 7195 38,73% 11500 59,83% 21436 36,4%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006-2007-2008 công ty VILEXIM) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên, ta có thể thấy rằng so với tình hình chung của nền kinh tế đất nước thì các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty có mức tăng trưởng qua các năm khá ấn tượng. Năm 2006, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 990.009 triệu đồng, tăng 9,33% so với năm 2005, lợi nhuận sau thuế đạt: 2009 triệu đồng, tăng 38,73% so với năm 2005.Cùng với đó các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý cũng tăng, nhưng tốc độ tăng luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nên điều này là một dấu hiệu đáng mừng.
Sang năm 2007 là năm có nhiều thách thức cũng như đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của VILEXIM. Trong năm 2007, doanh thu của VILEXIM đạt: 1.432 tỷ đồng, tăng 46 % so với năm 2006; lợi nhuận sau thuế đạt: 11,5 tỷ đồng tăng 59% so với năm 2006. Ở đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Công ty đạt 24,404 triệu USD tăng 37% so với năm 2006 và vượt kế hoạch Bộ Công Thương giao là 53%. Song song với hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất cũng được VILEXIM chú trọng. Các mặt hàng nhập khẩu truyền thống, thế mạnh của Công ty phải kể đến là: các
loại sắt thép, đồng, nhôm, kẽm thỏi, hạt nhựa, vòng bi, các nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Tính ra tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty đạt được: 57,638 triệu USD tăng 28 % so với năm 2006 và vượt 42 % so với kế hoạch Bộ giao.
Đặc biệt, năm 2008 vừa qua là một năm đầy khó khăn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, công ty VILEXIM vẫn cố gắng duy trì được tốc độ tăng trưởng 18%. Năm 2008, doanh thu của VILEXIM đạt: 1690,470 tỷ đồng, tăng 18 % so với năm 2007; lợi nhuận sau thuế đạt: 24,816 tỷ đồng tăng 36% so với năm 2007. Như vậy trong khi rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị phá sản thì công ty với uy tín và kinh nghiệm kinh doanh của mình đã khẳng định được vị thế, chỗ đứng trên thị trường.
Xuất nhập khẩu luôn là lĩnh vực hoạt động chủ đạo của công ty. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì nông sản là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng hơn 70%), trong đó gạo lại là một mặt hàng xuất khẩu chủ đạo (trung bình chiếm khoảng 73%), tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có chi nhánh của công ty. Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 của VILEXIM đạt 22326 nghìn USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2006, cùng với tình hình thế giới diễn biến như hiện nay, có thể nói mặt hàng gạo sẽ vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty trong thời gian tới. Tỷ trọng xuất khẩu gạo so với xuất khẩu nông sản và xuất khẩu nói chung của VILEXIM được tổng hợp dưới đây:
Bảng 2. Tỷ trọng xuất khẩu gạo so với xuất khẩu nông sản và kim ngạch xuất khẩu nói chung của VILEXIM
(Đơn vị: 1000USD)
Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
KNXK 17813 24404 30144 Nông sản 13912 18710 24289 Gạo 9894 13038 22326 Tỷ trọng gạo/nông sản 71,12% 69,68% 95%