Đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Long Mã (Trang 57 - 61)

hợp tác đầu tư VILEXIM

2.3.3.1. Những thành tựu đạt được

• Công ty VILEXIM luôn giữ vững và phát triển hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu gạo. Công ty hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo đối với sự phát triển nói chung của công ty. Hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng được đổi mới và hoàn thiện qua các năm

• Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty và các chi nhánh hoạt động của công ty. Điều này được thể hiện

rõ ở sự nhất quán trong quan điểm cũng như trong hành động giữa các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh.

• Duy trì được mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với các quốc gia, tổ chức nhập khẩu gạo của công ty. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện và thanh toán hợp đồng.

• Doanh thu lợi nhuận trong xuất khẩu gạo có xu hướng tăng, và tỏ ra ngày càng có hiệu quả hơn. Sản lượng xuất khẩu tuy chỉ ở mức tương đương hoặc giảm không nhiều so với các năm trước song giá trị xuất khẩu lại tăng khá cao, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.

• Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty hầu hết được phân tích là tốt, có triển vọng.

2.3.3.2. Những hạn chế và tồn tại

 Về sản phẩm

• Công ty VILEXIM thực hiện xuất khẩu nhiều mặt hàng, song chủ yếu là các loại gạo: gạo trắng 5%, 10%, 15% tấm, những loại gạo có chất lượng cao như Jasmine, nếp chiếm tỷ trọng còn ít.

• Dự trữ, mua hàng tạo nguồn vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn hàng trong một số giai đoạn không ổn định, gây nhiều khó khăn cho công ty.

• Bao bì gạo xuất khẩu của công ty đa số là các loại bao lớn chỉ có tác dụng bảo quản trong quá trình vận chuyển chứ chưa thể hiện tính thẩm mĩ, thu hút người tiêu dùng. Công ty hiện chưa có nhãn hiệu riêng của mình, nhãn hiệu chủ yếu dựa theo yêu cầu mà khách hàng đặt, đây không chỉ là điểm yếu của VILEXIM mà cũng chính là điểm yếu của các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam.

 Về thị trường

• Thị trường và khách hàng nước ngoài vẫn còn hạn hẹp, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường ASEAN, chiếm hơn 80%

• Thị phần xuất khẩu gạo thấp so với các công ty trong nước (chỉ chiếm 0,7% tổng sản lượng xuất) và chưa có khả năng mở rộng xuất khẩu ra các thị trường mới.

• Công tác dự báo và nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức, chưa tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường về nhu cầu gạo mà chủ yếu dựa vào thông tin trên mạng và Hiệp hội nên hiệu quả thấp

 Về vốn

• Nguồn vốn tự có thấp, công ty VILEXIM phải phụ thuộc lớn vào nguồn cung tín dụng của các ngân hàng.

• Tuy có được uy tín và được các Ngân hàng ưu đãi vay vốn nhưng công ty chưa thể chủ động về vốn kinh doanh (nhất là trong các giai đoạn cao điểm).

 Về giá

• Sức chứa kho nhỏ so với các công ty trong ngành, công ty phải thuê thêm kho bên ngoài nên chí phí cao.

• Công ty chưa thực sự gắn kết với nhà cung ứng, giá thu mua gạo không ổn định, gây nhiều bất lợi cho hoạt động xuất khẩu

 Về xúc tiến thương mại

• Công tác tiếp thị còn yếu do thiếu đội ngũ chuyên nghiệp, việc khuếch trương và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu còn thiếu tính chiến lược, quảng cáo về ngành gạo chủ yếu thông qua Hiệp hội lương thực và internet.

• Quản lý chất lượng còn sơ sài và chưa có bộ phận quản lý chất lượng cho sản xuất kinh doanh gạo.

• Nghiên cứu thị trường và nắm bắt các thông tin về cung cầu thị trường còn yếu, không kịp thời dẫn đến việc hiểu về giá cả gạo trên thị trường thế giới cũng như thị trường xuất khẩu của công ty trong từng thời điểm cụ thể không được rõ ràng gây bất lợi sau khi kí hợp đồng, trong một vài

trường hợp, lợi nhuận công ty có thể bị giảm do bán gạo với giá thấp hơn giá thị trường.

2.3.3.2. Nguyên nhân

Những mặt tồn tại, hạn chế trên của công ty xuất phát từ cả 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan

Nguyên nhân khách quan là do: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, với những thay đổi và chuyển biến lớn về chính sách, về tư duy kinh tế, công ty chưa thể thích nghi ngay với môi trường mới, còn đang trong quá trình học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức, phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ môi trường bên ngoài.

Nguyên nhân chủ quan là do: Chiến lược phát triển của công ty còn chưa có tầm nhìn dài hạn, bao quát, số vốn của công ty còn hạn chế. Lề lối, cách làm việc của công ty vẫn chịu ảnh hưởng của chế độ quản lý tập trung bao cấp trước đây …

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Long Mã (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w