CHỦ ĐỀ 4: THIẾT KẾ KHOÁ TẬP HUẤN: PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN: Thiết kế bài giảng và phương pháp tập huấn docx (Trang 33 - 46)

Hòan thành chủđề, học viên có thể

• Giải thích được cơ sở của những họat động hướng dẫn và thiết kế những họat động hướng dẫn cho một khóa tập huấn

• Giải thích những phương pháp giảng dạy khác nhau và việc ứng dụng phù hợp cho những hoàn cảnh cụ thể.

• Xác định thụân lợi và khó khăn cho mỗi phương pháp giảng dạy

• Hiểu được những những đặc tính có giá trị của những phương pháp tập huấn giành cho người lớn

Những phương pháp truyền đạt

Thảo luận nhóm và làm bài tập nối sẽđược ứng dụng trong chủđề này. Học viên được yêu cầu xác định những phương pháp phù hợp với những mục tiêu học tập. Họ cũng tham gia đóng góp những kinh nghiệm hay nhất và tệ nhất mà họ có. Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra kết luận.

Nội dung chủ đề

4.1. Những hình thức họat động hướng dẫn a. Mục tiêu

• Học viên có thểđịnh nghĩa những hình thức khác nhau của những hoạt động hướng dẫn cho một khoá tập huấn

b. Phương pháp truyền đạt

• Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích và phân công bài tập cho những đối tượng tập huấn

c. Kiến thức truyền đạt

Có nhiều kĩ thuật giảng dạy, mỗi phương pháp có những thuận lợi và khó khăn riêng. Đây là một số kĩ thuật giảng dạy phát huy được tính chủđộng của việc học: động não, trò chơi, những bài thuyết giảng nhỏ, làm việc theo nhóm, đóng vai, nghiên cứu trường hợp.

Mặc dù phương pháp hướng dẫn được sử dụng rộng rãi này đòi hỏi một lượng lớn thời gian và nguồn lực khác cũng như mang lại cho cán bộ hướng dẫn hay tập huấn quyền điều khiển lớn nhất thì ảnh hưởng của nó đối với thay đổi việc học và hành vi là rất nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều cách học khác nhau và có thể là tất cả những cách học này sẽđược trình bày trong lớp tập huấn, cán bộ tập huấn cũng nên biết cách sử dụng những chiến lược hướng dẫn khác nhau khi trình bày bài giảng của mình. Việc tham gia tích cực vào bài học sẽ giúp học viên có cơ hội thực hành những kĩ năng họ học đuợc đồng thời cũng tạo cơ hội cho cán bộ tập huấn đánh giá và đưa ra nhận xét để có thể củng cố thêm cho việc học.

a. Mục tiêu

• Để hoàn thiện phần này, học viên phải có khả năng giải thích được cơ sởđể phát triển những hoạt động hướng dẫn

b. Phương pháp truyền đạt

• Cán bộ hướng dẫn giải thích rồi đưa ra bài tập

c. Kiến thức truyền đạt

Cán bộ hướng dẫn giải thích cho đối tượng tập huấn

Khi anh (chị) phát triển những hoạt động này hãy lựa chọn những chiến lược có thể giúp anh (chị) đạt được mục tiêu tốt nhất. Ví dụ, phát triển kĩ năng có thể đạt được tốt nhất thông qua việc làm mẫu, thực hành và đưa ra nhận xét trong khi việc nắm được thông tin có thể được thực hiện thông qua việc thảo luận nhóm hay làm việc theo nhóm. Nên lưu ý nhiều người có nhiều cách học khác nhau nhưđọc, nghe và thực hành. Một mẫu thiết kế tập huấn hoàn thiện kết hợp nhiều chiến lược tập huấn, bao gồm:

• Phong cách học của học viên

• Những quy tắc của việc học của người lớn

• Quy mô nhóm

• Kinh nghiệm trước đó và trình độ văn hoá của học viên

• Kiểu kĩ năng hay thông tin được trình bày

• Phong cách của người hướng dẫn

Khi quyết định những hoạt động cần thực hiện, hãy áp dụng những câu hỏi sau:

• Chúng ta có biết được hoạt động này có hiệu quả hay không?

• Chúng ta đã sử dụng nó trước đây chưa? Với kĩ thuật này, chúng ta có cảm thấy thoải mái không? Chúng ta có cần ý kiến của giới chuyên môn để có thể áp dụng kĩ thuật này hiệu quả không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hoạt động này có đòi hỏi học viên những kiến thức hay kĩ năng vốn có không?

• Chúng ta sẽ có thời gian, không gian và những nguồn lực cần thiết để hoàn thành hoạt động không?

• Hoạt động này có khuyến khích học viên học tập mà không làm cho họ cảm thấy rắc rối không?

Nên đảm bảo mỗi hoạt động sẽ bao gồm phần tổng kết trong đó xem lại những khái niệm, trả lời những câu hỏi và thảo luận những ứng dụng. Trong phần tổng kết anh (chị) cần cân nhắc đặt ra những câu hỏi như:

• Những vấn đề chính gì nảy sinh?

• Điều gì giúp anh (chị) chị trả lời được vấn đề....?

Cuối cùng, quyết định thời gian anh (chị) cần để tiến hành mỗi họat động và đạt được những mục tiêu của mình. Tốt hơn nên bỏ qua một mục tiêu hơn là ôm đồm nhiều hoạt động và làm cho học viên thất vọng cũng như buộc bản thân làm việc quá mức.

Nên lưu ý là anh (chị) cũng cần phát triển những tài liệu hỗ trợ cho những hoạt động trên như các nghiên cứu trường hợp, tài liệu, danh mục những tài liệu liên quan và bảng hỏi. Nên giành thời gian để phác thảo tài liệu, lấy ý kiến đánh giá và ôn tập những vấn đề cần thiết.

Bài tập 9:

Học viên sẽđược cung cấp một ví dụ về những hoạt động hướng dẫn đã được sử dụng trong những khoá tập huấn, những buổi thảo luận và sau đó đưa ra câu hỏi.

4.3. Những phương pháp giảng dạy a. Mục tiêu

• Để hoàn thành phần này, học viên phải giải thích những phương pháp tập huấn khác nhau

b. Phương pháp truyền đạt

• Học viên sẽ làm việc theo nhóm

c. Kiến thức truyền đạt

Bài tập 10: Thảo luận nhóm

Học viên được yêu cầu xác định những phương pháp tập huấn khác nhau và nối chúng với những mục tiêu học tập khác nhau (kiến thức, kĩ năng và thái độ).

Bảng 1: Những phương pháp giảng dạy (nối phương pháp với mục tiêu)

Phương pháp Ứng dụng (kiến thức, kĩ năng và thái độ)

- - -

Bài tập 11: (tiếp tục- có liên quan đến phần 4.4) Thảo luận nhóm

Học viên được yêu cầu làm việc theo nhóm để xác định những khó khăn và thuận lợi của mỗi phương pháp đã cho

Bảng 2:Những thụân lợi và khó khăn/ràng buộc của mỗi phương pháp tập huấn

Phương pháp Thuận lợi Khó khăn/ràng buộc Phù hợp

với 1. Thuyết trình - - - - - - - - - - - - 2. Thảo luận nhóm - - - - - - - - - - - - 3. Động não - - - - - - - - - - - - 4. Nghiên cứu trường hợp - - - - - - - - - - - - 5. Đi thực tế - - - - - - - - - - - - 6.…. - - - - - - - -

4.4. Những phương pháp giảng dạy: Thuận lợi và khó khăn a. Mục tiêu

• Để hoàn thiện phần này, học viên có thể giải thích được những thuận lợi và khó khăn của những phương pháp khác nhau.

b. Phương pháp truyền đạt

• Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích cho học viên

c. Kiến thức truyền đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phương pháp tập huấn: Thuận lợi và khó khăn

• Anh (chị) có bao nhiêu phương pháp tập huấn cho người lớn?

• Những thuận lợi và khó khăn của mỗi phương pháp?

• Mỗi phương pháp phù hợp với kiểu học nào (kiến thức, kĩ năng hay thái độ)?

Không có phương pháp tập huấn nào là hoàn hảo. Việc ứng dụng những phương pháp tập huấn này rất quan trọng đến sự thành công của khoá tập huấn; nó phụ thuộc vào chủđề và đặc điểm của học viên. Những phương pháp khác nhau và ứng dụng của chúng được liệt kê bên dưới.

1. Phương pháp thuyết trình

Đây là phương pháp tập huấn truyền thống: Cán bộ hướng dẫn thuyết trình bài giảng cho học viên và học viên tiếp thu kiến thức một cách thụđộng.

Thuận lợi:

• Một lượng kiến thức lớn có thểđược truyền thụ trong một thời gian ngắn

• Phát huy kĩ năng nghe;

• Kĩ năng viết

• Cán bộ hướng dẫn kiểm soát được hoạt động

Khó khăn:

• Thông tin một chiều

• Cách học thụđộng

• Học viên không được khuyến khích tham gia vào quá trình tập huấn

• Học viên không thể nắm bắt được toàn bộ kiến thức

• Cán bộ hướng dẫn không thể làm rõ được những điều mà học viên chưa hiểu.

Phù hợp với:

• Kíên thức

2. Thảo luận nhóm:

Phương pháp này đòi hỏi tất cả những thành viên tham gia vào công việc đã được phân công.

• Học viên được chia thành những nhóm nhỏ làm bài tập được phân trong phần trước sau đó trình bày kết quả

Thuận lợi:

• Học viên có tất cả những cơ hội để tham gia và cho ý kiến về chủđề

• Huy động trí óc, kinh nghiệm của tất cả học viên

• Học viên có cơ hội cải thiện được hiểu biết về những vấn đề trên thực tế và lí thuyết.

Khó khăn:

• Mất thời gian

• Thiếu người lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Những điều trái ngược có thể nảy sinh và làm ảnh hưởng đến kết quả thảo luận

Phù hợp với:

• Kiến thức

• Thái độ

3. Phương pháp động não:

Cán bộ hướng dẫn sẽđưa ra vấn đề hay câu hỏi để học viên đóng góp ý kiến

Thuận lợi:

• Có thể khuyến khích tính sáng tạo và sự tham gia của học viên vào trong quy trình tập huấn

• Đây là cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề

• Cải thiện kĩ năng nói của học viên

• Phù hợp với lớp học quy mô lớn

Khó khăn:

• Phương pháp này mất nhiều thời gian

Phù hợp với:

• Kiến thức

• Thái độ

4. Nghiên cứu trường hợp

Phương pháp này dựa vào những nghiên cứu trường hợp và phân tích của chúng để kiến thức và giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong một số trường hợp cụ thể

Thuận lợi:

• Thu hút sự chú ý của học viên bằng những kiến thức thực tiễn

• Cán bộ hướng dẫn có thể kiểm soát hoạt động bằng những nghiên cứu trường hợp có chủ ý

• Cải thiện khả năng làm việc độc lập của học viên.

• Khuyến khích tương tác và trao đổi kiến thức giữa các học viên

• Bao quát được tất cả các hình thức học (kiến thức, kĩ năng và thái độ)

Khó khăn:

• Khó để có được một nghiên cứu trường hợp phù hợp với tất cả các đối tượng tập huấn trong cùng một nơi • Mất nhiều thời gian Phù hợp với: • Kĩ năng • Kiến thức • Thái độ 5. Đi thực tế

Cán bộ hướng dẫn sẽ tổ chức đi thực tếđể học viên có thể liên hệ kiến thức với thực tiễn và những kĩ năng thực hành. Phương pháp này cũng giúp học viên quan sát và liên hệ tới những kiến thức và kinh nghiệm đã có trước đó.

Thuận lợi:

• Khuyến khích tính sáng tạo của học viên

• Kiến thức có thể áp dụng được trong bối cảnh địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tạo ra môi trường thuận tiện cho việc nắm bắt kiến thức

• Dựa trên thực tiễn

Khó khăn:

• Phương pháp này mất nhiều thời gian

• Chi phí cao

• Khó kiểm soát được một nhóm lớn các học viên

Phù hợp với:

• Kiến thức

• Kĩ năng nhưng chỉ bằng hình thức quan sát

6. Bài tập: Thuận lợi:

• Học viên chủđộng tham gia vào việc học

• Cơ hội thực hành kĩ năng

• Cơ hội áp dụng kiến thức

• Mất thời gian phát triển các bài tập có hiệu quả

• Mất thời gian để hoàn thành bài tập

Phù hợp với: • Ứng dụng kiến thức • Các kĩ năng 7. Đóng vai Thuận lợi: • Học tập chủđộng

• Dễ gây chú ý cho học viên

• Ứng dụng kiến thức

Khó khăn:

• Cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng

• Mất thời gian

• Vấn đề ngôn ngữ có thể xảy ra và có một số người dân tộc thiểu số tham gia trong lớp học

* Phù hợp

• Kiến thức

• Kĩ năng

+ Phương pháp tập huấn và ứng dụng Bảng 3: Những phương pháp tập huấn

Phương pháp tập huấn Ứng dụng (kiến thức, kĩ năng, thái độ)

1. Hướng dẫn/thuyết trình - Lớp học với lượng lớn học viên

- Giới thiệu những kiến thức mới phức tạp 2. Thảo luận nhóm

- Chia sẻ kinh nghiệm - Trao đổi ý kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải quyết vấn đề và lên kế hoạch 3. Động não - Thu thập ý kiến và kinh nghiệm

- Giải quyết vấn đề và thay đổi ý kiến 4. Nghiên cứu trường hợp - Giải quyết vấn đề - Ra quyết định - Phân tích những tình huống phức tạp 5. Đi thực tế - Kết hợp lý thuyết và thực tế - Thực hành kĩ năng - Quan sát và trả lời 6. Bài tập - Xem lại kiến thức - Ứng dụng kiến thức - Thực hành kĩ năng 7. Đóng vai - Xem lại kiến thức - Thực hành kĩ năng - Hồi đáp

+ Tập huấn cho người lớn

a. Những đặc điểm của tập huấn cho người lớn

• Những đặc điểm chính?

* Những cách thức thực hiện: thảo luận nhóm và cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết, đưa ra kết luận và giải thích cho học viên.

•Học viên làm việc theo nhóm để xác định những đặc điểm chính của việc tập huấn cho người lớn rồi trình bày kết quả.

Bài tập 12:

Điểm khác biệt giữa tập huấn cho trẻ và cho người lớn là gì? Yêu cầu học viên suy nghĩ về những kinh nghiệm học tập khi đang ở nhà trường và trong thời điểm hiện tại, họ sẽ tiến hành việc học bây giờ như thế nào rồi cho anh (chị) biết những đặc điểm của vịêc học của trẻ em và người lớn.

Trẻ em Người lớn Thiết kế hội thảo

Từ bài tập 1 cán bộ hướng dẫn có thể kết luận những tính chất của vịêc học tập của người lớn được sử dụng như thế nào để thiết kếđược một khoá tập huấn thành công?Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra kết luận

+ Những đặc điểm chính của tập huấn cho người lớn

Khái niệm độc lập

Những người học lớn tuổi tự bản thân có thể nắm được những nhu cầu riêng của mình trong lớp học cũng nhưở nơi làm việc hay trong cuộc sống xã hội. Họ không thích đóng vai trò thụ động. Họ có thể tránh những trường hợp mà họ được đối xử như trẻ con, ví dụ như trong những lớp học truyền thống với những kinh nghiệm nhà trường của mình.

Khuynh hướng nhiệm vụ/bài tập

Học viên lớn không tham gia vào tài liệu mang tính trừu tượng hay là quá mang tính giả thuyết. Do họ có lí do để học tập nên họ muốn học làm thế nào đểứng dụng những thông tin được cung cấp vào cuộc sống đời thường càng nhanh càng tốt. Họ mong muốn thời gian trên lớp được sử dụng hợp lí và hi vọng lớp học sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề họ gặp phải trong đời sống thường nhật của mình.

Đa dạng hoá

Học viên lớn tuổi thường tích luỹđược nhiều kinh nghiệm về cuộc sống và công việc vì vậy họ có thể xem đó là điểm tham khảo cho việc học mới. Họ có nhiều kinh nghiệm bản thân được xem như nguồn tài liệu học tập cho toàn bộ nhóm. Những cách thức học tập năng động giúp kêt nối

nội dung với những cấu trúc có ý nghĩa riêng của người học. Họ sẽ có thể phản ứng tiêu cực nếu được đối xử như những người không biết gì. Thực tế cho thấy kinh nghiệm của học viên lớn tuổi trong bất kì lớp học nào có thể không giống nhau và điều này tạo ra sự khác biệt rất lớn cần được

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN: Thiết kế bài giảng và phương pháp tập huấn docx (Trang 33 - 46)