CHỦ ĐỀ 3: THIẾT KẾ KHOÁ TẬP HUẤN: MỤC TIÊU VÀN ỘI DUNG

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN: Thiết kế bài giảng và phương pháp tập huấn docx (Trang 26 - 33)

---

Mục tiêu của chủ đề

Cuối chủđề học viên có thể

- Đặt ra mục tiêu học tập của toàn bộ khóa tập huấn - Tổ chức nội dung của khóa tập huấn

- Đưa ra mục tiêu học tập cho mỗi chủđề

Phương pháp truyền đạt

Trong chủđề này học viên sẽ cải thiện những kĩ năng trong việc xác lập những mục tiêu học tập và tổ chức nội dung tập huấn. Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích những vấn đề lí thuyết quan trọng, trình bày và yêu cầu học viên đưa ra ý kiến nhận xét. Bên cạnh đó, đóng góp của học viên dựa trên những gì mà họ đã tiến hành trong những hoạt động tập huấn trước là rất quan trọng. Kĩ năng của học viên sẽđược cải thiện thông qua việc thực hành nhiều bài tập theo nhóm. Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra ý kiến nhận xét đối với mỗi nhóm.

Nội dung chủ đề

3.1. Xác định mục tiêu và mục đích của toàn bộ khóa tập huấn a.Mục tiêu

Cuối phần này học viên có thể

- Giải thích những đặc điểm cần thiết của mục đích hay mục tiêu tập huấn - Đặt ra những mục tiêu và mục đích tập huấn

b.Phương pháp truyền đạt

Cán bộ hướng dẫn giải thích những vấn đề chính trong việc xác định những mục tiêu và mục đích tập huấn cho toàn bộ khóa học như là những đặc điểm cần thiết của một mục tiêu tập huấn có hiệu quả, những thay đổi của đối tượng tập huấn, những tiêu chuẩn của mục tiêu, đặc điểm của một mục tiêu và cách thức thiết lập một mục tiêu chính xác. Học viên được yêu cầu thực hiện một bài tập nhóm xác định mục tiêu và mục đích của những khóa tập huấn họ đã xác định trong chủ đề

trước (ví dụ Lập kế hoạch KDNN trang trại). Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra kết luận

c. Kiến thức truyền đạt • Những đặc điểm cần thiết của một hoạt động tập huấn có hiệu quả * SAM: - Cụ thể - Có thểđạt được - Có thểđo được

* Một hoạt động tập huấn có hiệu quả sẽ thể hiện được những thay đổi trong những vấn đề sau của đối tượng tập huấn

- Kĩ năng: thiết kế, thực hiện, trình bày, tổng kết và truyền đạt - Thái độ: thảo luận, phê bình, phân tích

Mục tiêu học tập là một trong những mục tiêu trình bày. Mục tiêu trình bày được định nghĩa bằng một câu mô tả kết quả mong muốn của hoạt động tập huấn về mặt hành vi, bao gồm những điều kiện và việc trình bày được tiến hành, hành động cụ thểđược thực hiện và tiêu chuẩn đánh giá trình bày.

• Tiêu chuẩn của những mục tiêu trình bày của một hoạt động tập huấn có hiệu quả là: - Liên hệ những mục tiêu trình bày với việc thể hiện công việc được cải thiện

- Phân tích và sửa chữa những mục tiêu chưa hoàn thiện hay không thoảđáng - Liên hệ những lĩnh vực học tập với việc tiến hành công việc

- Đặt ra những mục tiêu hỗ trợ cho trình độ ứng dụng của việc học dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.

Mục tiêu trình bày: mô tả hành vi của người học như kết quả tập huấn. Để hữu ích mục tiêu phải bao hàm được thông tin cụ thể để người học có thể xác định được điều mà họ cần. Một mục tiêu hoàn chỉnh có 3 phần: (1) điều kiện, (2) hành động và (3) tiêu chuẩn.

Điều kiện: mô tả môi trường tiến hành công việc; thiết bịđược sử dụng và thông tin cần thiết để tiến hành công tác.

Ví dụ:

- Nếu không có dụng cụ hỗ trợ, anh (chị) có thể sử dụng dịch vụ - Sử dụng máy tính cá nhân

- Được cung cấp các dạng và giáo trình về chính sách

Hành động: Cụm từ hành động gồm có 1 động từ chỉ hoạt động có tác dụng mô tả hành vi dễ thấy. Đây là điều mà anh/chị muốn học viên của mình có thể thực hiện được như là kết quả tập huấn. Ví dụ: - Phát triển chương trình - Thiết kế chương trình - Tiến hành lớp học - Giảng dạy

Tiêu chuẩn: sẽ thể hiện số lần, mức độ và tốc độ mà học viên phải trình bày. Nó cũng thể hiện chất lượng của việc trình bày, phải mang tính thực tế.

Ví dụ:

- Không mắc lỗi

- Trong vòng 1 tiếng đồng hồ - Phải theo chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu không chỉ bao gồm 3 phần đó mà còn phải mô tả rõ ràng những gì mà học viên cần để thực hiện cùng với kiến thức và kĩ năng khi họ quay trở lại làm việc. Những mục tiêu sau đây có 3 phần (điều kiện, hành động và tiêu chuẩn). Chúng cũng rõ ràng, súc tích và có thể đánh giá được. Nhưng quan sát mỗi nhóm xem thử mục tiêu nào thể hiện hành vi thiết thực và hữu dụng đối với học viên khi họ quay trở lại với công việc của mình?

Ví dụ 1

- Sử dụng thông tin được cung cấp, liệt kê chính xác những bước tiến hành thành công một cuộc phỏng vấn thành công.

Hoặc

- Trong một cuộc phỏng vấn, đặt câu hỏi có thể phản kháng một cách hợp lệ hay tiên đoán được thành công của công việc.

Ví dụ 2

- Sử dụng thông tin trong giáo trình, định nghĩa cụm từ “đánh giá nhu cầu đào tạo” đã được mô tả trong lớp học.

Hoặc

- Theo những hướng dẫn trình bày trong lớp tập huấn cho cán bộ tập huấn, viết 5 câu hỏi đểđánh giá nhu cầu đào tạo.

Ví dụ 3

- Sử dụng hướng dẫn, liệt kê những bước để di tản một toà nhà trong trường hợp có hoả hoạn

Hoặc

- Khi luyện tập, di tản an toàn một toà nhà trong vòng 5 phút kể từ khi có báo động hoả hoạn.

Cách thức thiết lập một mục tiêu

Khi phát triển những mục tiêu, hãy đặt ra câu hỏi bản thân anh/chị muốn học viên biết, nói và có thể thực hiện được sau khoá học là gì và những hành động gì anh/chị mong muốn học viên thực hiện.

- Liệt kê những cách thức mà anh/chị muốn hoạt động tập huấn mang lại lợi ích cho học viên- Những kết quả mong muốn.

- Chuyển những kết quả mong muốn này thành những mục tiêu, nên ghi nhớ học viên muốn những kiến thức mang tính thực tế và có thể áp dụng được.

- Kiểm tra những mục tiêu từ triển vọng của học viên. Mục tiêu này có đáp ứng được nhu cầu của họ không? Nó có giúp anh/chịđạt được những mục đích của lớp tập huấn không?

- Thiết lập những ưu tiên tập huấn. Phân cấp những mục tiêu dựa trên tầm quan trọng, lưu ý là anh (chị) có thể không đủ khả năng để truyền đạt tất cả chỉ trong một phần tập huấn.

Lưu ý phát triển cả những mục tiêu chung của toàn bộ chủ đề và cả những mục tiêu riêng cho từng phần và/hoặc từng ngày của khóa tập huấn. Giới thiệu những mục tiêu cho học viên ngay

ở phần bắt đầu của một phần/ngày. Có được một phương hướng cụ thể sẽ giúp cho việc thiết lập khung chương trình làm việc cho từng ngày/phần.

Bài tập 6. (40 phút) và trình bày (20 phút)

Theo nhóm, học viên định nghĩa và viết ra những mục đích tập huấn và mục tiêu học tập của toàn bộ khóa học với nhu cầu đào tạo đã được xác định. (ví dụ: Lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp nông trại).

Đáp án

Bài giảng Lập kế hoạch KDNN trang trại được thiết kế như một tài liệu để tập huấn cho các cán bộ khuyến nông. Sau khi học xong phần này, học viên có thể

i.Hiểu được kế hoạch kinh doanh là gì và tâ,f quan trọng của việc lập kế hoạch ii. Lập được những kế hoạch kinh doanh tốt; và

iii. Truyền đạt kiến thức lại cho nông dân

3.2 Những nội dung đề cương tập huấn a. Mục tiêu

Cuối phần này, học viên có thể:

- Biết được những phần quan trọng trong một đề cương tập huấn - Giải thích được những nguyên tắc chuẩn bịđề cương tập huấn - Giải thích những cách thức tổ chức nội dung của khóa tập huấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phương pháp truyền đạt

Cán bộ hướng dẫn giải thích những vấn đề chủ yếu trong một đề cương tập huấn và những quy tắc chuẩn bị. Học viên được yêu cầu thực hiện một bài tập nhóm.

c. Kiến thức truyền đạt

• Một đề cương tập huấn bao gồm 3 phần chính:

Phần giới thiệu: tạo nên môi trường học tập tích cực. Những hoạt động ban đầu nên kích thích được sự quan tâm và nhiệt tình về việc tập huấn, giảm sự lo lắng trong học viên và xây dựng cộng đồng. Điều quan trọng là xây dựng được một số nội dung về các hoạt động giới thiệu để từđó học viên có thể trải nghiệm được những hoạt động này một cách có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc phát triển mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm không nên vội vàng. Nên đảm bảo học viên có đủ thời gian làm quen với nhau.

Phần học: Đây là phần chính của chương trình. Trong phần này học viên được khuyến khích tham gia vào hoạt động hướng dẫn được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu học tập. Các khái niệm và ý tưởng được khai thác và truyền đạt, thái độđược xem xét, các nguồn lực được chia sẻ, các chiến lược và kĩ năng giảng dạy được trình bày, thực hành và thảo luận. Để đạt được hiệu qủa cao nhất, các hoạt động hướng dẫn nên khuyến khích học viên tham gia tích cực vào việc tiếp thu kiến thức hay các kĩ năng thực hành khác.

Phần trình bày, tổng kết và đánh giá: Phần này nên hỗ trợ cho việc kết nối việc tập huấn với việc thực hiện và phát triển cảm nhận tích cực khi kết thúc. Đây là cơ hội để sắp xếp tất cả cùng nhau: làm nổi bật việc học tập, tóm tắt các khái niệm và chủđề chính đồng thời mô tả những bước

tiếp theo. Học viên cũng nên có cơ hội đặt câu hỏi, thảo luận những vấn đề quan tâm và nhận xét cán bộ tập huấn. Sau cùng, việc xem xét lại những mong muốn của các nhóm và xác định các nguồn lực nhằm thoả mãn những vấn đề chưa được đáp ứng trước đó là một điều vô cùng quan trọng. Nên lưu ý là các hoạt động tập huấn cần có những phần giới thiệu và phần tổng kết ngắn gọn mỗi ngày.

• Những quy tắc để chuẩn bị một đề cương tập huấn

Mỗi khi đã thiết lập được những điều ưu tiên và bắt đầu tiến hành tổ chức tập huấn, tạo ra một đề cương tập huấn chắc chắn. Xem xét những quy tắc ngón cái sau:

- Thiết kế thời gian cho những phần lớn. Điền vào những yếu tố “được biết” như bữa ăn và thời gian nghỉ xác định cho từng hoạt động. Cuối cùng, phân thời gian cho mỗi hoạt động được thiết kế. .

- Bắt đầu với những khái niệm đơn giản rồi tiếp theo với những khái niệm phức tạp hơn. - Tiến hành từ những chủđề ít “đáng sợ” đến những chủđề với bản chất nhạy cảm hơn. - Những hoạt động theo chương trình đòi hỏi sự tập trung lớn nhất trong những lần mà người ta năng động và tập trung nhiều nhất như việc đầu tiên vào buổi sáng- và những họat động tương tác khi ít năng động như ngay sau thời gian ăn trưa.

- Để cho bản thân anh (chị) và học viên được nghỉ ngơi. Thiết kế khoảng thời gian từ 10-15 giải lao vào buổi sáng và chiều và lưu ý giành đủ thời gian cho buổi ăn trưa.

- Thiết kế thời gian phản ánh, thảo luận, làm bài tập, hoi và đáp.

- Trong một họat động kéo dài nhiều ngày, nên để một khoảng thời gian đầu ngày để giới thiệu những họat động sẽ diễn ra trong ngày, liên hệđến ngày tiếp theo, thảo luận câu hỏi và nhận xét, và đưa ra ý kiến liệu anh (chị) có thực sự muốn học hay không.

- Hãy linh động! Mặ dù thiết kế của anh (chị) chi tiết, anh (chị) có thể đi không đúng hướng. Thiết kế hoàn hảo nhất không chỉ đạt được những mục tiêu của khóa tập huấn mà còn đáp ứng được những nhu cầu khác có thể này sinh của học viên.

Nên nhớ luôn luôn quay trở lại những mục tiêu và kết quả mà anh (chị) đã đề ra trước đó để hướng nội dung chương trình và nhắc cho anh (chị) nhớ mục đích công việc bởi anh (chị) có thể dễ dàng bịđi sai đường.

Bài tập 7

Theo từng nhóm, đưa ra những chủ đề về họat động tập huấn KDNN dựa trên những nhu cầu đào tạo được xác định trong phần trước (ví dụ Lập kế hoạch KDNN trang trại) và yêu cầu học viên thiết kếđề cương tổng quát đồng thời yêu cầu họđưa ra lí do tại sao họ làm như thế trong vòng 45 phút. Tiếp đó trình bày và đưa ra kết luận trong vòng 30 phút.

Đáp án

Đề cương tập huấn tổng quát của chủđề Lập kế hoạch KDNN trang trại như sau:

I. Phần giới thiệu

- Làm quen

- Mong muốn và những quy định - Nhóm làm việc

- Khái quát khóa học và thời gian biểu - Những vấn đề hậu cần

II. Phần học

- Kế hoạch kinh doanh là gì?

- Vì sao chúng ta phải lập kế hoạch kinh doanh? - Những cơ sởđể xây dựng một kế hoạch kinh doanh:

+ Nhu cầu thị trường + Nguồn lực trang trại

+ Những thông số kĩ thuật và kinh tế của những doanh nghiệp trang trại - Những nội dung chủ yếu cuả một kế hoạch kinh doanh nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các bước trong những kế hoạch KDNN - Những mẫu kế hoạch kinh doanh

III. Tổng kết và đánh giá

3.3 Những mục tiêu học tập của chủ đề (nên lưu ý đến tập huấn dựa trên năng lực)

a. Những mục tiêu học tập Cuối phần này học viên có thể: - Giải thích được điểm khác biệt giữa mục tiêu học tập của một chủ đề cụ thể với những mục đích tập huấn của toàn bộ khóa học. - Xác lập mục tiêu học tập của một chủđề cụ thể b. Phương pháp truyền đạt

Cán bộ hướng dẫn giải thích mối quan hệ giữa những mục đích và mục tiêu tập huấn cho toàn bộ khóa học với mục tiêu học tập của một chủđề cụ thể. Học viên được yêu cầu làm việc theo nhóm xác định mục tiêu học tập của một chủđề cụ thể trong một chuơng trình tập huấn đã được xác định trong phần trước. Cán bộ hướng dẫn sẽ tônge kết và đưa ra nhận xét.

Bài tập 8. Thảo luận trong vòng 20 phút và trình bày trong vòng 10 phút Theo nhóm

Yêu cầu học viên viết ra mục tiêu của một chủđề trong họat động tập huấn được phát triển trong phần trước (ví dụ Lập kế hoạch KDNN trang trại)

Đáp án

Trong họat động tập huấn về Lập kế hoạch KDNN trang trại, một trong những mục tiêu của toàn bộ khóa học là làm thế nào để lập được những kế hoạch KDNN trang trại.

Như vậy, chủ đề của hoạt động tập huấn Xây dựng kế hoạch kinh doanh về Lập kế hoạhc KDNN trang trại được chọn để xác lập mục tiêu học tập cụ thể.

Mục tiêu chung này sẽđược mở rộng thành nhiều mục tiêu của một chủđề cụ thể như sau: i) Học viên có thể giải thích tính hợp lí của việc lập kế hoạch KDNN

ii) Học viên hiểu được cơ sở của việc lập kế hoạch kinh doanh - Nhu cầu thị trường

- Những nguồn lực trang trại

- Những thông số kĩ thuật và kinh tế của doanh nghiệp trang trại

CHỦĐỀ 4: THIẾT KẾ KHOÁ TẬP HUẤN: PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN: Thiết kế bài giảng và phương pháp tập huấn docx (Trang 26 - 33)