Hiện tại công ty chưa áp dụng chế độ dự phòng phải thu khó đòi. Trong khi đó thực tế công ty có phát sinh các khoản nợ khó đòi và quá hạn. Xuất phát từ vấn đề đó, công ty nên áp dụng chế độ dự phòng cho đối tượng này.
Nghiệp vụ lập hoặc hoàn nhập dự phòng được thực hiện cuối niên độ báo cáo trên cơ sở thực tế của công ty. Kế toán chỉ lập dự phòng phải thu khó đòi cho những khách hàng đang nợ doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp lê, ghi rõ thời gian thanh toán
Mức dự phòng phải thu khó đòi =
Số nợ phải thu khó
đòi x
Số phần trăm thất thu nợ theo dự báo
Phản ánh tình hình biến động của các khoản phải thu khó đòi được thực hiện trên TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi và được ghi cho từng khoản nợ khó đòi.
• Phương pháp hạch toán
Cuối niên độ kế toán, công ty căn cứ vào các khoản nợ phải thu khó đòi và không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng cần trích lập và ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh Có TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi
Nếu số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng lập năm trước thì kế toán hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 1592 Có TK 642
Nếu những khoản nợ thực sự không đòi được và phải xóa nợ, kế toán ghi: Nợ TK 1592: Nếu lập dự phòng
Nợ TK 642: Nếu chưa lập dự phòng hoặc dự phòng còn thiếu Có TK 131
Đồng thời ghi tài khoản ngoài bảng để theo dõi 5 năm ghi: Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
Nếu sau này thu được những khoản nợ khó đòi mà đã xóa nợ thì kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 111, 112... Có TK 711