Phương thức giao dịch qua sàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 26 - 27)

Mô hình giao dịch này đã được áp dụng từ rất lâu trên thế giới nhưng lại được đưa vào Việt Nam chưa lâu ,ưu thế lớn nhất của cách giao dịch này là người ta có thể bán cà phê trong tương lai theo mức giá hiện tại - mức giá mà các doanh nghiệp biết chắc là hợp lý. Vì thế,các doanh nghiệp cũng hạn chế được những rủi ro. Điều này không một phương pháp kinh doanh cà phê truyền thống nào đạt được một sàn giao dịch điện tử được thiết lập để người bán và người mua thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng .Cà phê sẽ được chuyển giao ở một thời điểm nào đó mà hai bên thống nhất trong tương lai ,vào thời điểm đó, giá cà phê có cao hay thấp hơn giá đã thỏa thuận thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị ,cho nên, bên mua và bên bán có thể tính toán được lỗ lãi ngay khi vừa ra quyết định .Trong khi mua bán như vậy, cà phê là ảo nhưng lợi nhuận lại thực. Hình thức mua bán mới mẻ này thực chất là: ký hợp đồng trên mạng và bán cà phê qua điện thoại .Thông thường phiên giao dịch sẽ được kết thúc vào nửa đêm. Sau mỗi ngày làm việc như vậy, các bảng, biểu đồ giá cà phê cũng được xây dựng để các nhà sản xuất cà phê có thể dự đoán giá trong tương lai .Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ trước tới nay .Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của mặt hàng này,bởi cà phê được đánh giá là mặt hàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây .Chưa kể ở nước ta, sản lượng cà phê các năm cũng rất không ổn định người trồng cà phê luôn sống trong tâm trạng nơm nớp về nỗi lo được mùa, mất mùa .Vì hạn hán dẫn đến sản lượng thấp, nhưng chưa chắc nông dân đã thua thiệt, bởi giá tự khắc sẽ được nâng lên ngược lại, được mùa, sản lượng tăng, nhưng nông dân chưa chắc đã thắng, bởi giá thị trường có thể sẽ bị giảm xuống .Đó chính là sự nhạy cảm và khó đoán biết của thị trường cà phê không chỉ với người nông dân mà ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta, sụt giá bất ngờ vẫn là nỗi khiếp đảm luôn tồn tại .

Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã và đang áp dụng hình thức giao dịch này, tuy chỉ ở mức độ khiêm tốn ,năm 2009 vào khoảng 5% lượng cà phê xuất khẩu của công ty . Đây là hình thức giao dịch có nhiều ưu điểm so với các hình thức giao dịch cũ nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi tại công ty vì một số nguyên nhân , thứ nhất là do nhà nước chưa ban hành các văn bản pháp lý về giao dịch ở thị trường kỳ hạn, trong làm ăn có lúc lỗ lúc thua ,lúc thắng thì không nói gì nhưng bị lỗ ở một số phiên giao dịch thì nguy to,vào lúc đó cơ quan chức năng của Nhà nước như công an, kiểm soát ,thanh tra thuế lại có thể sờ gáy DN ,Intimex là công ty cổ phần có phần vốn của nhà nước chiếm tới đa số khi thua lỗ công ty không biết dựa vào đâu trong bản hạch toán tài chính để hạch toán phần thua lỗ này. Vấn đề thứ hai là giá bảo lãnh khi giao dịch còn cao ,công ty Intimex đã tham gia trực tiếp giao dịch vơi Liffe nhưng phí bảo lãnh của VietinBank còn quá cao so với điều kiện của DN ,VietinBank thu phí bảo lãnh là 15USD/LOT giao dịch ( một LOT=5 tấn cà phê Robusta ) của nhà xuất khẩu Việt Nam. Vấn đề thứ 3 là giá ảo ,nếu coi giá giao dịch cà phê Robusta ở LONDON là giá chuẩn hay còn gọi là giá thị trường ,giá thật thì giá cà phê trong nước hiếm khi tuân theo sự lên xuống đó của giá LONDON. Lăm lúc giá cà phê ở LONDON giảm nhưng giá cà phê trong nước tăng bởi hàng loạt công ty đổ xô đi mua hàng để giao khi tới kỳ hạn ,đẩy giá trong nước lên cao. Cũng có kkhi giá LONDON tăng nhưng cà phê trong nước giảm giá bởi bước vào thu hoạch rộ, nhiều DN đổ xô chào bán để tháo kho cà phê đã đầy ắp ,đây chính là rủi ro lớn nhất mà công ty Intimex nói riêng và các DN xuất khẩu cà phê nói riêng gặp phải khi giao dịch qua sàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 26 - 27)