Nguồn: website của Báo kinh tế hợp tác Việt Nam (www.baokinhteht.com.vn)

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (Trang 26 - 28)

triển của nghiệp vụ cho vay. Một NHTM khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về luật pháp của Nhà nước, cũng như của NHQD. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình và phát triển cho vay với nền kinh tế

1.3.1.3. Chính sách của Chính phủ, và NHNN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mỗi sự thay đổi chính sách kinh tế của Chính phủ (chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách thương mại …) đều dẫn đến sự thay đổi trong các hoạt động của nền kinh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các DNNQD hiện còn chưa được đối xử hoàn toàn bình đẳng trong nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển của cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Một sự thay đổi nhằm khuyến khích cho vay trung và dài hạn đối với các DNNQD từ NHNN (quy định lãi suất cho vay, tỷ lệ tối đa nguồn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn, …) đều ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển nghiệp vụ này tại các NHTM.

1.3.1.4. Nhu cầu vốn trung và dài hạn của DNNQD

Nhu cầu vốn trung và dài hạn của DNNQD cao hay thấp cũng ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay trung và dài hạn của NHTM. Ngay cả khi cung về vốn trung và dài hạn của ngân hàng dồi dào mà cầu vốn trung và dài hạn của DNNQD là nhỏ bé thì ngân hàng cũng không thể phát triển nghiệp vụ này. Tuy nhiên thực tế cho thấy cầu về vốn trung và dài hạn của các DNNQD ngày càng cao. Có thể xem đây chính là cơ sở để cung về vốn trung và dài hạn của NHTM ngày một phát triển. Để thực hiện CNH-HĐH đất nước, vốn trung và dài hạn là rất cần thiết để doanh nghiệp đầu tư phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, tạo sức bật cho nền kinh tế. Do đó, NHTM với chức năng

cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế nhất thiết phải làm tốt công tác dự báo nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp để có kế hoạch khai thác, kinh doanh hợp lý.

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Chính sách tín dụng của NHTM

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương hay hạn chế tín dụng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Với ý nghĩa như vậy, rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rất lớn tới sự mở rộng tín dụng nói chung, cho vay trung và dài hạn nói riêng. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ nào đó là hạn chế cho vay trung và dài hạn thì quy mô của hoạt động này sẽ bị thu hẹp. Chính sách tín dụng còn bao gồm một loạt các vấn đề như: quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho vay với khách hàng; lĩnh vực tài trợ, … cũng có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.

1.3.2.2. Quy mô, kỳ hạn và tính ổn định của nguồn

NHTM là các trung gian tài chính trong nền kinh tế thực hiện “đi vay để cho vay”. Do đó nguồn vốn huy động được có dồi dào và bền vững thì mới đảm bảo hoạt động cho vay được tiến hành thuận lợi và an toàn. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn quyết định việc ngân hàng lựa chọn các hình thức đầu tư và cho vay.

Hiện nay, người dân chưa có thói quen gửi tiết kiệm trung và dài hạn, mặc dù tiền gửi có kỳ hạn chiếm đến 80% vốn huy động, nhưng tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm) lại chiếm đến 50% vốn huy động 17. Các NHTM hiện đã có loại hình tiền gửi trung hạn (24, 36 tháng) nhưng chưa thu hút được người dân. Nguyên nhân là do người dân chưa thực sự tin tưởng để có

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (Trang 26 - 28)