Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (Trang 53 - 54)

29 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn CN NHCTCG

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được thì hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD của CN NHCTCG vẫn còn những mặt hạn chế. Nhìn nhận ra những điểm còn hạn chế cũng như tìm được nguyên nhân của những hạn chế này là việc làm cần thiết để tiếp tục phát triển nghiệp vụ này trong thời gian tới.

2.3.2.1. Hạn chế

Số lượng các DNNQD trên địa bàn hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, tương ứng với nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, huy động vốn trong chi nhánh lại tăng chưa tương xứng, thậm chí nguồn huy động trong dân cư còn giảm tới 20,26% trong năm 2007 làm cho dư nợ cho vay tín dụng trung và dài hạn năm 2007 chỉ bằng 95%, dư nợ cho vay trung và dài với DNNQD chỉ còn 79% so với năm 2006.

Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với khối DNNQD còn chưa tương xứng với nhu cầu của khách hàng cũng như tiềm lực của ngân hàng. Chi nhánh vẫn cho vay chủ yếu với khối lượng vốn lớn và thời gian dài cho các lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thi công xây lắp, điện lực, … - tức là vẫn tập trung vốn cho vay đối với khối DNQD. Dư nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD những năm gần đây cũng liên tục giảm. Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với khối DNNQD trước năm 2005 tương đối lớn. Song bắt đầu từ năm 2005 trở đi lại có sự biến động bất thường (giảm mạnh vào năm 2006, tăng trở lại vào 2007). Như vậy là ở chi nhánh đang có hiện

tượng đi ngược lại xu hướng chung của các NHTM là tăng cường cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD

Thực tế cho thấy cho vay trung và dài hạn tăng trưởng rất nhanh, tập trung vào các dự án với quy mô rất lớn, phức tạp mà việc thẩm định đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, theo các tiêu chuẩn thị trường thực sự, vượt quá năng lực, kinh nghiệm, khả năng giám sát của các cán bộ tín dụng. Ví dụ điển hình là với các dự án về đóng tàu, xây dựng cầu, đường… Doanh nghiệp muốn vay vốn đều phải cung cấp cho ngân hàng toàn bộ hồ sơ công trình. Tuy nhiên các cán bộ tín dụng với chuyên môn là phân tích các con số tài chính thì các số liệu kỹ thuật, sơ đồ chế tạo, lắp ráp với họ là nằm ngoài khả năng. Do đó các dự án này được duyệt chủ yếu là dựa vào thẩm định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (Trang 53 - 54)