2.2.3.1. Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD
Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vốn trung và dài hạn mà ngân hàng đã phát ra cho DNNQD vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa. Đây là chỉ tiêu phản ánh con số tuyệt đối cho thấy khả năng mở rộng cho vay. Do đó, nếu kết hợp được doanh số cho vay của nhiều thời kỳ thì ta sẽ thấy được phần nào về xu hướng của hoạt động cho vay này. Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, doanh số cho vay trung và dài hạn với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng giảm qua các năm. Đây là do xu thế giảm chung của hoạt động cho vay trong ba năm từ 2005 tới 2007 tại CN NHCTCG
Năm 2005: đạt 287 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 44% tổng doanh số cho vay trung và dài hạn toàn chi nhánh
Năm 2006: doanh số cho vay bằng 67% năm 2005, chiếm tỷ trọng 39,02% trên tổng doanh số
Năm 2007: doanh số cho vay bằng 90,9% so với năm 2005, bằng 135% so với năm 2006; chiếm tỷ trọng 36,1% tổng doanh số cho vay.
Như vậy, không chỉ doanh số cho vay có xu hướng biến động không đều trong ba năm qua: từ 287 tỷ năm 2005 xuống còn 193 tỷ năm 2006 và tăng lại là 261 tỷ năm 2007. Bên cạnh đó cả tỷ trọng cho vay trung và dài hạn với DNNQD trong tổng cho vay trung và dài hạn đang giảm sút (năm 2005: 44%, năm 2006: 39,02%, năm 2007: 36,1%). Đây là một điểm khác biệt so với xu hướng chung của các NHTM hiện nay là tăng cường cho vay đối với các DNNQD.
2.2.3.2. Doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD
Đây là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay trung và dài hạn với DNNQD kể cả năm nay và các năm trước đó.
Năm 2005: chiếm tỷ trọng 39,1% tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn Năm 2006: bằng 104% năm 2005, chiếm tỷ trọng 43% tổng doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn
Năm 2007: bằng 126% năm 2006, bằng 217% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 45% tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn
Tính đến 31/12/2007, doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn của DNNQD là 333 tỷ đồng trên tổng doanh số cho vay là 261 tỷ đồng. Doanh số cho vay biến động không đều, tỷ trọng cho vay giảm, còn doanh số thu nợ lại liên tục tăng qua các năm (2005: 39,1; 2006: 43%; 2007: 45%) chứng tỏ dư nợ cũ đang được tích cực thu hồi, và việc thu nợ mới cũng tỏ ra có hiệu quả. Con số này cũng đồng thời cũng giải thích cho việc chi nhánh giảm cho vay đối với các DNNQD là nhằm mục đích thu hồi nôt nợ cũ. Chỉ tiêu doanh số thu nợ cho thấy ngân hàng ba năm qua ngân hàng thực hiện thu nợ rất hiệu quả, các khoản vay đảm bảo an toàn cao (bắt nguồn từ việc các DNNQD có sử dụng đúng mục đích khoản vay). Chỉ tiêu này của CN NHCTCG ngày càng cao đã phản ánh chất lượng các khoản vay ngày càng tốt.
2.2.3.3. Dư nợ cho vay trung và dài hạn của DNNQD
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho DNNQD vay bao nhiêu vốn trung và dài hạn, và đây cũng là khoản mà ngân hàngcần thu về.
Năm 2005: đạt 210 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,4% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh.
Năm 2006: đạt 141 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,3% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn, giảm 32,86% so với năm 2005
Năm 2007: đạt 111 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,05% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn, giảm 21,27% so với năm 2006.
Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD cũng giảm theo. Năm 2005 dư nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD đạt 210 tỷ thì tới năm 2007 chỉ còn 111 tỷ đồng, tức là con số tuyệt đối đã giảm gần 2 lần. Tỷ trọng dư nợ của DNNQD trên tổng dư nợ trung và dài hạn với nền kinh tế cũng giảm từ 47,4% năm 2005 xuống còn 36,05% vào năm 2007. Rõ ràng là có sự thu hẹp rất lớn trong cho vay trung và dài hạn của chi nhánh đối với khu vực kinh tế này. Tóm lại là, dư nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD của CN NHCTCG ba năm gần đây liên tục giảm sút chứng hoạt động tài sản của ngân hàng chưa cao, trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế…
2.2.3.4. Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn vay trung và dài hạn của DNNQD
Nợ quá hạn:
Trong những năm trước đây, nợ quá hạn của khối kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhưng bắt đầu từ năm 2003 đã có sự đổi hướng. Nợ quá hạn của khối kinh thế quốc doanh chiếm phần lớn (do một số DNQD gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tài chính giảm sút, không có tài sản đảm bảo để xử lý nợ quá hạn) đã tăng tỷ trọng từ 59% năm 2005 lên 64% năm 2007, nợ quá hạn khối kinh tế ngoài quốc doanh giảm dần. Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của DNNQD năm 2005 là 41%, năm 2006 là 38%, và đến năm 2007 chỉ còn 36% so với tổng nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của toàn chi nhánh.
Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của NHCTCG 27
Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn: chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của khoản vay. Thông thường tỷ lệ này dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu ở một thời điểm nhất định nào đó mà tỷ lệ này lớn thì nó phản ánh chất lượng cho vay tại ngân hàng kém và rủi ro cao. Xem xét số liệu được thống kê tại thời điểm 31/12/2007
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của DNNQD28
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nợ quá hạn DNNQD 12.786 6.050 3.010
Dư nợ DNNQD 210.511 140.700 111.478
Tỷ lệ NQH DNNQD (%) 6,03 4,3 2,7
Dễ dàng nhận thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của DNNQD có sự chuyển biến tích cực theo thời gian, từ 6,03% năm 2005 giảm xuống còn 2,7% năm 2007.
Như vậy, xem xét tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung dài hạn của DNNQD tại NHCTCG trong ba năm qua, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn hoàn toàn nằm trong khoảng 5% - 10% là tỷ lệ nợ quá hạn an toàn. Có thể khẳng định rằng chất lượng cho vay trung và dài hạn với DNNQD của chi nhánh là khá tốt.