Chiến lược mua sắm và dự trữ

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông (Trang 37 - 38)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3. Chiến lược mua sắm và dự trữ

3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ:

Chiến lược mua sắm nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, mua sắm nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất với chi phí kinh doanh tối thiểu và làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh.

Mục tiêu chủ yếu phải đạt được là giảm thiểu các rủi ro, bất trắc về nguồn cung cấp nguyên vật liệu dài hạn, đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài của Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu.

Căn cứ chủ yếu để hoạch định chiến lược mua sắm và dự trữ thường là hiện trạng năng lực mua sắm, kho hàng, khả năng tài chính và dự báo những thay đổi trong thời kỳ chiến lược; mục tiêu và chiến lược kinh doanh tổng quát của Doanh nghiệp và từng bộ phận của Doanh nghiệp; các phân tích môi trường kinh doanh như cơ hội, đe doạ, mạnh, yếu của Doanh nghiệp; các dự báo về thị trường, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh cũng như các nhiệm vụ sản xuất trong chiến lược sản xuất của Doanh nghiệp.

Chiến lược mua sắm và dự trữ của từng thời kỳ chiến lược có thể bao hàm các nội dung chủ yếu sau: các mục tiêu phải đạt được trong lĩnh vực mua sắm và dự trữ, các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, trong từng giai đoạn thực hiện chiến lược, mua sắm loại nguyên vật liệu gì? Trong khoảng thời gian nào? Ở đâu? Đặt trọng tâm vào bạn hàng nào? Thiết kế các đường vận chuyển, kho tàng hợp lý cho từng thời kỳ, xác định

bộ phận nào thực hiện nhiệm vụ mua sắm và vận chuyển ở thời gian nào? Chi phí kinh doanh và giá thành đối với mua sắm và dự trữ từng loại nguyên vật liệu.

3.2. Nhân tố và giải pháp chủ yếu.

Để biến các mục tiêu của chiến lược mua sắm và dự trữ thành hiện thực cần xác định các giải pháp chiến lược cần thiết. Các giải pháp chiến lược này có thể phân chia thành các giải pháp liên quan trực tiếp đến bộ phận mua sắm và dự trữ cùng các giải pháp phối hợp bộ phận mua sắm và dự trữ các bộ phận khác của Doanh nghiệp.

Đó là các giải pháp chiến lược đảm bảo nguồn cung ứng chiến lược nhằm xây dựng và phát triển nguồn cung ứng vật tư chiến lược chắc chắn và lâu dài; các giải pháp chiến lược tổ chức và phát triển cơ sở vật chất cho quản trị mua sắm và dự trữ như đảm bảo cho nguồn cung ứng chiến lược được duy trì một cách có kết quả và đảm bảo hoạt động quản trị nguồn cung ứng được triển khai có hiệu quả và kết quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w