Thực trạng người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị về việc giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

I. Kinh nghiệm về giải quyết nhà ở cho người thu nhập ở một số nước

1/Thực trạng người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hiện tại ở Hà Nội có tới 560000 hộ, trong đó khoảng 70% hộ gia đình có mức thu nhập dưới mức trung bình 825000 đồng/người/tháng, xấp xỉ 10 triệu đồng/người/năm. Còn nếu xét theo mức chuẩn nghèo mà Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành năm 2005 áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là 350000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và 270000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, thì năm 2004 Hà Nội có tới 10,6% dân số có thu nhập thấp dưới mức nghèo, trong đó thành thị 4,3% và nông thôn 25,3%.

Về tổng quát, các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đại đa số trong dân cư thành phố Hà Nội. Ít nhất 70% số hộ gia đình ở thành phố (trong đó có hơn 50% số hộ công nhân viên chức thành phố) không có khả năng tích luỹ từ thu nhập tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà nếu không có sự hỗ trợ về mặt tài chính từ bên ngoài.

Theo Cục quản lý nhà, hiện có 1.4 triệu cán bộ công chức hưởng lương nhà nước. trên 5 triệu công nhân, viên chức thuộc thành phần kinh tế khác, trong đó khoảng 800.000 công nhân làm việc trong các khi công nghiệp, chế xuất. Đó là các đối tượng thu nhập thấp không có khả năng tích luỹ để mua nhà, hầu hết phải ở nhà tạm, nhà ghép. Kết quả điều tra cho thấy, có tới 31% cán bộ chưa có nhà phải ở ghép, 4% phải thêu nhà tạm của tư nhân để ở, 19% được thuê nhà chung cư cũ của Nhà nước được xây từ trước những năm 1990;

14,6% được mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước; 31,4% đã xây được nhà riêng. Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, có trên 32% số hộ gia đình cán bộ công chức Nhà nước có nhu cầu cải thiện chổ ở.

Tại thành phố Hà Nội hiện nay, đối tượng thu nhập thấp là những đối tượng sau:

- Những người lao động tự do, đó là những người có nghề nghiệp không ổn đinh, thu nhập cũng không ổn định. Ví dụ như những người bán hàng rong, đi xe lai, bốc vác. Thu nhập của họ chưa đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày như ăn, mặc, về tích luỹ để mua nhà là hầu như không có, họ sống trong các xóm lao động nghèo, hoặc ở dưới các gầm cầu.

- Cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước: Thu nhập của họ chỉ dựa vào lương hàng tháng, có phần tích luỹ để mua nhà nhưng còn rất thấp.

- Công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất: Những đối tượng này hầu như đi thuê nhà hoặc được doanh nghiệp cung cấp chổ ở.

- Đối tượng chính sách, có công với cách mạng: Những đối tượng này thường được Nhà nước hỗ trợ hoặc xây nhà tình nghĩa.

- Sinh viên mới ra trường: Hầu như không có tích luỹ để mua nhà. Cần được nhà nước hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị về việc giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)