TIÊU THỤ GẠO NỘI ĐỊA CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH LÚA GẠO CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
1. Tình hình sản xuất lúa
Nông nghiệp là thế mạnh của Tỉnh Đồng Tháp. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nước ngọt nên Tỉnh đã xác định đúng vị trí và vai trò quan trọng của nông nghiệp, từ đó tập trung sức đầu tư phát triển. Nhờ vậy, những cánh đồng sình lầy, phèn chua và hoang hóa, chủ yếu là lúa một vụ, năng suất thấp, sản xuất bấp bênh trước đây đã nhanh chóng được thay thế bằng những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất cao, sản xuất ăn chắc.
Năm 2005 diện tích gieo trồng luá 467.677 ha. Sản lượng lương thực ổn định trên 2 triệu tấn/năm. Đất đai được sử dụng có hiệu quả. Hệ số vòng quay của đất ngày một nâng cao. Quá trình chuyển vụ diễn ra nhanh chóng. Khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất. Công tác khuyến nông ngày càng được đẩy mạnh. Giống mới được sử dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt trong sản xuất lúa đã có trên 70 % diện tích gieo trồng sử dụng các loại giống có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ suất hàng hoá ngày càng cao. Sản lượng luá hàng hoá đạt trên 1,4 triệu tấn.
Bảng 5: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT LÚA QUA CÁC MÙA VỤ NĂM 2005
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Đông xuân Hè thu Thu đông Cả năm
Diện tích Ha 209.290 193.597 64.790 467.677
Năng suất Ta/Ha 65,82 48,57 44,49 55,73
Đồng Tháp trồng lúa 3 vụ một năm, các mùa vụ trong năm là Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông.
Diện tích trồng lúa qua các vụ không giống nhau, tại Đồng Tháp diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân là cao nhất so với các vụ khác.
Năng suất lúa của vụ Đông Xuân cao nhất, thấp nhất là vụ Thu Đông
408.294 426.409 436.482 453.052 467.677 360.000 380.000 400.000 420.000 440.000 460.000 480.000 2001 2002 2003 2004 2005
Hình 7: Biểu đồ diện tích trồng lúa qua các năm (2001 - 2005)
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp)
Qua các năm diện tích trồng lúa đều tăng, năm 2001 diện tích gieo trồng là 408.294 ha nhưng đến năm 2005 thì tổng diện tích gieo trồng lên đến 467.677 ha. Tốc độ tăng qua các năm trung bình khoảng 3,4 %. Điều này cho thấy Đồng Tháp luôn quan tâm đầu tư vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng lúa tăng, do tỉnh nhà có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích người nông dân tham gia vào hoạt động sản xuất.
Diện tích (ha)
1963535 2178642 2214893 2178642 2214893 2420822 2606442 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2001 2002 2003 2004 2005
Hình 8: Biểu đồ sản lượng lúa từ năm 2001 đến năm 2005
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp)
Sản lượng lúa qua các năm liên tục tăng, năm 2001 là 1.963.535 tấn, năm 2002 là 2.178.642 tấn, năm 2003 là 2.214.893 tấn, năm 2004 là 2.420.822 tấn, đến năm 2005 là 2.606.442 tấn. Sản lượng lúa tăng do nông dân quen dần với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, chọn giống mới
48.09 51.09 50.74 53.43 55.73 53.43 55.73 0 8 16 24 32 40 48 56 64 2001 2002 2003 2004 2005
Hình 9: Biểu đồ năng suất lúa từ năm 2001 đến năm 2005
Năm Sản lượng (tấn)
Năm Năng Suất (tạ/ha)
Năng suất lúa tăng từ năm 2001 chỉ mới đạt 48,09 tạ/ha, nhưng đến năm 2005 đã lên đến 55,73 tạ/ha, cho thấy cùng với việc tăng diện tích gieo trồng, áp dụng tiến bộ khoa học trong kỹ thuật chọn giống, áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng đã dẫn đến năng suất lúa tăng.
Các giống lúa được gieo trồng chủ yếu tại Đồng Tháp: OM2513, OM2517, OM4495, 4655, OM2490, VD20, TN128, MTL250...Ngoài ra nhiều hộ nông dân còn sử dụng những giống lúa cũ như: 504, butin, IR64...
*Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất: Thuận lợi:
- Có đội ngũ cán bộ kĩ thuật luôn quan tâm đến việc sản xuất của các hộ nông dân, luôn nghiên cứu, thử nghiệm tìm ra giống lúa kháng bệnh.
- Ngân hàng luôn ủng hộ cho nông dân vay vốn để sản xuất
- Áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng, tiết kiệm chi phí nâng cao chất lượng
- Việc mua phân bón, thuốc trừ sâu cho vụ mùa được thực hiện theo phương thức thanh toán sau khi thu hoạch lúa.
Khó khăn:
- Việc sử dụng giống không đồng nhất
- Thời tiết khô hạn, nắng nóng, thiếu nước tưới tiêu cho đồng ruộng
- Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn hạn chế
- Các bệnh hại lúa: đạo ôn, óc bưu vàng, rầy nâu, lùn xoắn lá, vàng lùn,.. còn khá phổ biến
- Chưa có vùng qui hoạch lúa ổn định, nông dân còn sản xuất mang tính tự phát không đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
- Chi phí sản xuất tăng như: phân bón, thuốc trừ sâu...
2. Về hoạt động kinh doanh:
Tại Đồng Tháp gạo được mua bán thông qua các thương lái, các thương lái này mua lúa từ người nông dân, sau đó đem bán lại cho các công ty trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng, số còn lại thì một phần đem ra các chợ truyền thống để bán cho những người buôn lẻ để đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng địa phương. Tại Đồng
Tháp gạo được buôn lẻ ở siêu thị, các chợ xã, chợ huyện...nhưng phần lớn được bán ở các chợ.
Giá lúa trung bình nông dân bán được từ 1.800 đồng/kg đến 2.500 đồng/kg, tùy theo mùa vụ và chất lượng lúa.
Gạo thành phẩm được bán lẻ tại các chợ có giá trung bình từ 3.800 đồng/kg đến 15.000 đồng/kg, tuỳ theo chất lượng của từng loại gạo khác nhau mà có giá khác nhau.
Các loại gạo được tiêu thụ chủ yếu tại Đồng Tháp như: 504, 108, TS2000, Thơm Jesmine, Thơm Sóc Trăng, Thơm Đài Loan, Tàu Hương Mới, Hàm Châu, CSMới, Nàng Hương Chợ Đào, Bụi, Móng Chim, Huyết Rồng, Tài Nguyên, 1960, Ngọc Nữ, Nàng Thơm, Trắng Tép, Tàu Mùn, Tàu Hương, gạo túi Rồng Vàng, gạo Thơm Thái...