THƯƠNG NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP ĐỒNG THÁP
Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu gạo do vậy việc tiêu thụ nội địa chưa được quan tâm đúng mức. Công ty bán gạo cho các doanh nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa của những doanh nghiệp này.
Trong kênh phân phối gạo nội địa của công ty có sự tham gia của các thành viên: Nông dân, Thương lái, công ty, các doanh nghiệp khác.
* Kênh phân phối gạo của công ty:
Khi đến mùa thu hoạch thương lái sẽ thu mua lúa từ những người nông dân, họ đi thu gôm lúa bằng tàu thuyền hay bằng xe, rồi mang đến nhà máy xay xát xay thành gạo thô rồi bán lại cho công ty hoặc những nơi tiêu thụ khác như: các doanh nghiệp kinh doanh lương thực nhà nước hoặc tư nhân, người bán sỉ, người bán lẻ hoặc người tiêu dùng. lượng gạo công ty thu mua từ thương lái sẽ được chế biến lại rồi bán cho các doanh nghiệp khác.
Trong kênh phân phối này công ty không chủ động trong việc tiêu thụ gạo nội địa mà chỉ làm nhiệm vụ cung cấp gạo cho các doanh nghiệp khác để đưa gạo đến tay người tiêu dùng. Trong kênh phân phối này công ty phụ thuộc vào các doanh nghiệp này, khi họ không đủ gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thì họ thực hiện việc mua lại gạo của công ty.
Qua kênh phân phối này sản lượng gạo tiệu thụ nội địa của công ty không nhiều khoảng 1,35 %. Do công ty chưa có trực tiếp tiêu thụ gạo nội địa đến tay
Thương lái (100 %) Công ty (7,5 %) Doanh nghiệp khác (1,35 %) Nông dân Xuất khẩu (6,15 %) Nơi tiêu thụ khác (92,5 %)
người tiêu dùng, mà thông qua các doanh nghiệp khác. Chi phí Marketing cho toàn kênh phân phối này khoảng 1.378,5 đồng/kg. Bên cạnh đó, việc thông qua trung gian sẽ làm tỉ lệ hao hụt rủi ro trong quá trình vận chuyển, lưu kho của toàn kênh tăng lên. Nhìn chung, hoạt động tiêu thụ gạo nội địa của công ty trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả vì vậy việc thiết lập kênh phân phối tiêu thụ gạo nội địa cho công ty trong tương lai là một điều cần thiết.