Các nhân tố khách quan ở đây chính là các nhân tố mà bản thân ngân hàng không thể lường trước được cũng như không thể tác động đến các nhân tố này mà
chỉ có thể phòng ngừa hay hạn chế tổn thất khi các nhân tố này tác động xấu đến hoạt động KDNT của ngân hàng
1.3.2.1 Cơ sở pháp lý
Như chúng đã biết thì hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực chịu rất quan trọng do hàng ngày ngân hàng luân chuyên một khối lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế. Ngân hàng là một kênh huy động vốn gián tiếp cung cấp cho các hoạt động đầu tư cũng như ngân hàng cung cấp rất nhiều hoạt động dịch vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng chịu sự quản lý của nhà nước mà cơ quản trực tiếp quản lý là ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng nhà nước của mỗi nước thực hiện việc quản lý đồng thời ban hành luật để hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của ngân hàng. Nhưng thông thường một văn bản luật ra đời thường dựa trên nhu cầu thực tế nên các văn bản luật thường đi sau các hoạt động của thị trường nên có thể vì thế mà hoạt động của thị trường nói chung và của từng ngân hàng nói riêng sẽ kém phát triển.
Nếu như qui trình thủ tục là những qui định trực tiếp của ngân hàng về hoạt động KDNT thì cơ sở pháp lý là những qui định của nhà nước về hoạt động KDNT đối với các NH. Các qui định này cần phát triển phù hợp với sự phát triển của TTNH thì hoạt động KDNT của các ngân hàng mới có thể phát triển.
1.3.2.2 Điều kiện thị trường
Điều kiện thị trường ở đây chính là sự phát triển chung của thị trường. Sự phát triển chung của thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế của mỗi nước. Mỗi nước có một thị trường ngọai hối phát triển khác nhau nên hoạt động KDNT của
ngân hàng cũng sẽ phát triển khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển chung của TTNH.
1.3.2.3 Rủi ro tỷ giá
Hầu hết các quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Thương mại, đầu tư, các quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền với nhau. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá.
Như vậy tỷ giá được định nghĩa như sau: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Ví dụ : 1USD=16000 VND.
Trong cặp tỷ giá USD/VND thì USD là đồng tiền yết giá
VND là đồng tiền định giá Các loại tỷ giá:
• Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra: tỷ giá mua vào là tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó ngân hàng sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
• Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản: tỷ giá tiền mặt áp dụng cho các ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch, thẻ tín dụng. Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng. Thông thường tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn tỷ giá chuyển khoản.
• Tỷ giá chéo: tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba. Trên thực tế do vai trò của đồng USD rất lớn nên tỷ giá chéo được định nghĩa là tỷ giá giữa hai đồng tiền không có sự tham gia của đồng USD. Hay
nói cách khác tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ đều được suy ra từ tỷ giá giữa chúng với USD.
Như vậy tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động KDNT của ngân hàng vì các giao dịch ngoại tệ đều phải thông qua tỷ giá để thực hiện trao đổi. Nhưng tỷ giá lại biến động hằng ngày và phụ thuộc vào chính sách quản lý của từng quốc gia mà chính sách tỷ giá lại khác nhau, do đó ảnh hưởng cũng khác nhau tới hoạt động KDNT của ngân hàng. Có thể nói rằng rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro luôn luôn phải đối mặt với hoạt động KDNT.
1.3.2.4 Trạng thái ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ của một tổ chức phản ánh hiện trạng hoạt động ngoại tệ của tổ chức đó. Khi ngân hàng hay tổ chức bán ngoại tệ ra nhiều hơn mua vào thì sẽ có trạng thái ngoại tệ âm và ngược lại nếu ngân hàng mua ngoại tệ vào nhiều hơn bán ra thì trạng thái ngoại tệ sẽ dương.
Trạng thái ngoại tệ được tính từ bảng cân đối ngoại tệ bao gồm tài sản có, tài sản nợ và các khoản đã kí kết nhưng chưa thực hiện.
Trạng thái ngoại tệ ròng= ( tài sản có ngoại tệ + ngoại tệ mua vào) - (tài sản nợ ngoại tệ + ngoại tệ bán ra).
Trạng thái ngoại tệ của mỗi ngân hàng thường được xác định vào cuối mỗi ngày. Nó được tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trước và chênh lệch giữa doanh số mua vào, doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn.
Tùy thuộc vào từng quốc gia khác nhau qui định trạng thái ngoại tệ khác nhau mà ảnh hưởng đến hoạt động KDNT của ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngọai tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam