2.3.2.1 Hạn chế
Quá trình tìm hiểu thực trạng ở trên người viết cũng đã chỉ ra một số hạn chế sau đây sẽ tổng kết lại các hạn chế mà BIDV đối mặt trong hoạt động KDNT:
Thứ nhất, đó là tại HSC thực hiện đầy đủ các hoạt động như quản lý chi nhánh, giao dịch liên ngân hàng, giao dịch trực tiếp với khách hàng nhưng chưa thực hiện nghiệp vụ tự doanh hay như phân tích ở trên là chưa thực hiện nghiệp vụ arbitrage với ngoại tệ. Đây là một nghiệp vụ mà nhiều ngân hàng trên thị trường Việt Nam như Vietcombank hay Incombank đã thực hiện còn trên thế giới thì nghiệp vụ này đã được thực hiện từ lâu và mang lại lợi nhuận khá cao cho ngân hàng.
Thứ hai, đó là xét duyệt chứng từ của BIDV còn quá lằng nhằng. Chẳng hạn khi một giao dịch spot được xác nhận thì cán bộ trực tiếp giao dịch phải ký xác nhận rồi đến trưởng phòng sau đó chuyển chứng từ qua bộ phận kế toán và thực hiện thanh toán. Đồng thời với quá trình đó thì đã máy tính đã phải chuyển xác nhận giao dịch cho các bộ phận như middle office để kiểm tra và tới back office để thực hiện kế toán nhưng vẫn phải chờ chứng từ giấy mới được thanh toán.
Thứ ba, đó là cán bộ giao dịch khi xác nhận giao dịch đều phải thông qua bởi trưởng bộ phận sau đó giao dịch mới được thực hiện.
Thứ tư, đó là bộ phận middle office lẽ ra là bộ phận đóng vai trò là trung gian thực hiện hỗ trợ và kiểm soát các giao dịch của ngân hàng như hạn mức, luồng vốn…thì trên thực tế bộ phận này ở BIDV chưa thật sự hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ năm, đó là mạng lưới chi nhánh của BIDV qua lớn mà HSC phải thực hiện quản lý trong khi điều kiện công nghệ thì còn hạn chế. Chẳng hạn khi giao dịch với chi nhánh thì cán bộ xác nhận ra giấy sau đó lại phải nhập giao dịch vào máy. Như vậy là phải làm qua 2 khâu rất mất công. Hay như trong giao dịch chi nhánh với khách hàng thì thường vẫn phải thông qua tỷ giá ở HSC đối với khách hàng lớn hay khách hàng thân thiết mà chi nhánh ít khi có thể tự quyết định.
Thứ sáu, đó là về phần kiểm soát rủi ro của BIDV trong KDNT còn rất yếu. Hầu như chưa có bộ phận này trong khi hoạt động KDNT thì phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá.
Thứ bẩy, đó là sự phát triển trong thời gian gần đây có vẻ chậm lại và và đang dần mất đi vị thế của một ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động KDNT. Trong năm 2005 doanh số tăng 39%, năm 2006 tăng 42% trong khi năm 2007 chỉ tăng 17%.
Nói tóm lại, hoạt động KDNT của BIDV chưa phát triển tương xứng với vị thế ngân hàng.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là yếu tố con người. Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người luôn tạo nên tất cả. Ở BIDV các cán bộ KDNT đã thật sự nắm vững nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường thực hiện rất tốt các giao dịch nhưng cán bộ trong việc kiểm soát rủi ro thì lại không có bởi đây là một vị trí đòi hỏi người có khả năng phân tích thị trường cao và phải có khả năng nhận biết rủi ro.
Thứ hai là yếu tố công nghệ. Hiện tại ngân hàng sử dụng hệ thông giao dịch của Reuter dealing 3000 để thực hiện giao dịch liên ngân hàng, đây là hệ thộng khá hiện đại và trên thị trường Việt Nam hiện nay thì đây là hệ thống hiện đại vào lọai bậc nhất và muốn giao dịch được buộc phải có hệ thống này. Nhưng đó là với các giao dịch liên ngân hàng còn hệ thống công nghệ nội bộ ngân hàng thì còn nhiều mặt hạn chế. Chẳng hạn ở trên thế giới thì các NH có thể sử dụng hệ thống công nghệ mà chỉ cần xác nhận giao dịch là giao dịch thực hiện không cần chứng từ giấy nữa mà chỉ cần chứng từ điện tử là xong.
Thứ ba là qui trình thủ tục. Do không có qui trình thủ tục hướng dẫn mà tuy có khả năng thực hiện nghiệp vụ tự doanh ngoại tệ mà cán bộ KDNT của BIDV không dám thực hiện họat động này. Không chỉ vậy mà qui trình thủ tục còn rườm rà vì còn phải qua nhiều lần kí duyệt mới có thể xác nhận được giao dịch.
Thứ tư là khả năng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng còn hạn chế. Quản trị rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản hết sức quan trọng để một ngân hàng thành công trong hoạt động KDNT. Nhưng không chỉ riêng với
BIDV mà với tất cả các ngân hàng Việt Nam trên thị trường hiện nay khả năng nhận biết rủi ro kém nên dẫn đến khả năng quản trị rủi ro cũng kém.
Thư năm là BIDV chỉ thực hiện giao dịch chủ yếu với USD còn các ngoại tệ khác thì rất ít thực hiện.
Thư sáu là BIDV thực hiện chủ yếu là các giao dịch giao ngay còn với các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và hoán đổi thì rất ít thực hiện. Riêng với giao dịch tương lai thì ở thị trường Việt Nam chưa thực hiện.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là sự phát triển của thị trường. Để các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng có thể phát triển hoạt động KDNT thì thị trường phải phát triển tới một mức độ nhất định. Nhưng trên thưc tế thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa thể phát triển được như các nước trên thế giới thậm chí là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai là ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết thiếu linh hoạt. Hầu như suốt trong khoảng thời gian trước năm 2007 thì tỷ giá được NHNN điều tiết theo hướng tăng. Như vậy là NHNN đang thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng từ đầu năm 2008 đến nay do NHNN không thể kiểm soát được nên mới dẫn đến tình trạng tỷ giá giảm trong khoảng từ tháng 12/2007 đến tháng 3/2008. Điều này gây ra sự ỷ lại của các doanh nghiệp xuất khẩu khi mà họ đã quen với sự điều tiết tỷ giá theo hướng tăng từ phía NHNN. Hơn nữa do các doanh nghiệp xuất khẩu hầu như ít quan tâm đến quản trị rủi ro. Do đó, xảy ra tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu liên tục lỗ và kêu gọi sự giúp đỡ từ phía các ngân hàng và NHNN.
Thứ ba là thị trường liên ngân hàng chưa thật sự phát triển. Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn thì lẽ ra doanh số của thị trường này phải chiếm phần lớn doanh số giao dịch ngoại tệ, không thì cũng phải chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nhưng doanh số trên thị trường này mới chỉ chiếm khoảng 25%.
Thứ tư là phương pháp công bố tỷ giá của NHNN còn hạn chế. NHNN mới chỉ công bố tỷ giá của USD/VND còn với các loại ngoại tệ khác thì chưa và các qui định về quản lý giao dịch với các ngoại tệ khác vẫn hầu như rất ít, chủ yếu mới chỉ có USD. Muốn phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng nhưng mới chỉ thực hiện công cô bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng với USD thì khó có thể phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng
Thứ năm là qui định của NHNN trong lĩnh vực KDNT còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc nhà nước buộc các ngân hàng giao dịch giữa VND và USD theo tỷ giá bình quan liên ngân hàng do NHNN công bố nhưng không vượt quá biên độ ±1% hay như việc người dân muốn mua ngoại hối thì phải chứng minh được mục đích mua hợp lý nhưng có thể bán ngoại hối cho ngân hàng một cách tự do.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam