Các giao loại dịch ngoại tệ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 42 - 46)

Các giao dịch ngoại tệ này được thực hiện ở cả HSC và các CN trên tòan hệ thống. Và hội sở chính là nơi đưa ra các qui trình thủ tục và hướng dẫn thực hiện với chi nhánh. Trường hợp mà khách hàng yêu cầu thực hiện các giao dịch không phải giao ngay (spot) thì CN sẽ hỏi HSC về thủ tục và hướng dẫn, hoặc HSC sẽ trực tiếp nhận giao dịch đó tùy từng trường hợp.

2.2.2.1 Giao dịch giao ngay (Spot)

Giao dịch giao ngay là giao dịch ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 90% tổng số các giao dịch của BIDV. Hiện nay NH thực hiện mua bán giao ngay với tất cả các ngoại tệ mạnh trên thế giới như USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CHF, SGD, CAD, HKD… và các đồng tiền ít giao dịch khác như DDK, SEK, THB… trong số đó giao dịch USD chiếm hơn 75%

Cơ sở để xác định tỷ giá giao ngay là các giao dịch liên ngân hàng đầu ngày để BIDV xác định một mức tỷ giá phù hợp cạnh tranh. Tuy nhiên tỷ giá giao dịch đối với USD theo qui định của nhà nước là không vượt quá 1% biên độ của tỷ giá bình quân ngân hàng nhà nước công bố

Tại HSC của BIDV thì các giao dịch với khách hàng chủ yếu là thực hiện tại các chi nhánh trên toàn hê thống nên các giao dịch giao ngay chỉ tiến hành với giao dịch nội bộ BIDV và giao dịch liên ngân hàng là chính (interbank). Trong đó tỉ trọng giao dịch với chi nhánh là 30%, trên interbank là 65% còn lại 5% là các giao dịch với khách hàng lớn.

Khách hàng thực hiện các giao dịch giao ngay với ngân hàng rất đa dạng: có thể là các doanh nghiệp có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngoài; hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu vay, trả bằng ngoại tệ ở thời điểm hiện tại; các doanh nghiệp chuyển tiền kiều hối hoặc có các khoản từ nước ngoài như tài trợ, viện trợ…

Tại BIDV nghiệp vụ Arbitrage trên cở sở spot chưa được thực hiện do tính chất đầu cơ và cũng chưa có qui định hướng dẫn nghiệp vụ này. So sánh với một số ngân hàng khác như Vietcombank hay Incombank thì họ đã thực hiện nghiệp vụ này, do đó đây là một điểm bất lợi của BIDV.

Bảng 2.3: Doanh số giao dịch các loại ngoại tệ năm 2007 của BIDV

Đơn vị: triệu USD

STT Ngoại tệ Doanh số qui đổi theo USD

1 USD 16.129

2 EUR 4.538

3 JPY 984

5 CAD 89

6 HKD 143

7 AUD 54

8 SGD 73

9 Khác 31

Nguồn: báo cáo kết quả KDNT của BIDV 2007

2.2.2.2 Giao dịch kỳ hạn (Forward)

Doanh số giao dịch kỳ hạn cua BIDV ước chừng đạt khoảng 8%. Các hợp đồng kỳ hạn chủ yếu được thực hiện giữa ngân hàng với ngân hàng khác nhằm chuẩn bị nguồn ngoại tệ trước trong thời điểm khan hiếm ngoại tệ, tỷ giá có xu hướng tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành hoạt động này như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì chưa có nhiều. Một số trường hợp khi thỏa thuận hợp đồng , doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải cố định tỷ giá với đối tác và tỷ giá tại thời điểm đó cũng là hợp lý thì họ mới chấp nhận làm forward, còn thông thường số lượng hợp đồng kỳ hạn với mục đích bảo hiểm là rất ít.

Ngày 28/05/2005, quyết định số 648/2004/QĐ – NHNN ra đời đã thay đổi về cơ bản nghiệp vụ kỳ hạn tại Việt Nam nâng giới hạn kỳ hàn lên từ 3 đến 365 ngày so với thời hạn tối thiểu là 7 ngày và tối đa là 6 tháng của thời gian trước và NH và khách hàng được thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa USD và VND miễn sao là tỷ giá này không vượt qua tỷ giá qui định của NHNN; chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất bản VND do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu USD do cục dự trữ liên bang mỹ công bố. Việc thêm yếu tố lãi suất mục tiêu USD của cục dự trữ liên bang mỹ là một yếu tố lớn để tăng thêm tín hiệu thị trường trong cách tính tỷ giá kỳ hạn do đó khiến hoạt động giao dịch kỳ hạn sôi động hơn

Tuy nhiên các giao dịch kỳ hàn trên cả thị trường nói chung và với BIDV nói riêng còn hạn chế do doanh nghiệp chưa có thói quen dự báo tỷ giá. Làm kỳ hạn chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp có thể dự đoán được tỷ giá trong khi ở nước ta nhiều doanh nghiệp chưa có sự đầu tư quan tâm đến dự báo tỷ giá.

Hơn thế nữa là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự quan tâm đầy đủ và đúng mức đến việc bảo hiểm tỷ giá, thường chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán chứ không áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng.

2.2.2.3 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (swap)

Tại BIDV số lượng giao dịch hoán đổi ngoại tệ chưa đến 1% tổng số giao dịch và tất cả đều được tiến hành trên Interbank. Hầu hết các giao dịch swap của BIDV là để cân đối nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ của NH khi có sự chên lệch gây bất lợi cho hoạt động chung. Kiểu Swap của BIDV là kết hợp một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn.

2.2.2.4 Giao dịch theo hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (option)

BIDV là ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên triển khai hoạt động kinh doanh quyền chọn ngoại tệ từ năm 2004 và chủ yếu là ở HSC thực hiện và nếu có ở các chi nhánh thì phải là các sở giao dịch của BIDV đã nắm vững về nghiệp vụ này. Tuy nhiện cho đến thời gian này thì các giao dịch quyền chọn tiền tệ còn rất ít trên toàn thị trường ngoại hối dù rằng BIDV đã thực hiện các giao dịch nay từ năm 2004 và đương nhiên giao dịch quyền chọn tiền tệ tất cả hầu như là USD với doanh số chỉ chiếm khoảng gần 1% và thu nhập chính từ nghiệp vụ này là thu từ phí quyền chọn.

Tuy nhiên do là ngân hàng đầu tiên trên thị trường thực hiện nghiệp vụ option ngoại tệ nên BIDV có những thuận lợi đó là BIDV được NHNN hướng dẫn chỉ đạo

sát sao và tạo điều kiện để có thể tiến hành thử nghiệm các phương thức kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Hơn nữa là đội ngũ cán bộ tại BIDV có thời gian để tiếp xúc với nghiệp vụ đã khá lâu nên nắm vững nghiệp vụ của hoạt động này.

Nhưng doanh số của các giao dịch quyền chọn tiền tệ còn chưa cao là do kiến thức của khách hàng về các sản phẩm phái sinh phòng chống rủi ro còn qua mới ở Việt Nam nên các doanh nghiệp chưa quen với việc áp dụng các giao dịch này. Nhưng trong điều kiện tỷ giá có nhiều biến động như khoảng thời gian đầu năm 2008 và cộng với việc NHNN mở rộng biện độ của tỷ giá từ 0.25% lên 1% sẽ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch quyền chọn tiền tệ tại BIDV nói riêng và các NH Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w