CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA & HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
4.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng:
Việc phân tích tình hình tài chính và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh cũng chưa đủ vì khả năng hoàn trả nợ của khách hàng còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.
Tư cách của khách hàng vay vốn (Character):
Được thể hiện qua mục đích xin vay rõ ràng, ý định trả nợ nghiêm túc, trung thực trong việc cung cấp tài liệu liên quan đến tình hình tài chính, có trách nhiệm đối với khoản vay. Để xác định được tính cách này, ngân hàng sẽ khảo sát tình hình thanh toán của khách hàng trong quá khứ, dựa vào thông tin của Trung tâm CIC và thông tin từ các ngân hàng khác.
Khả năng vay vốn của khách hàng (Capacity):
Đòi hỏi khách hàng đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, còn phải có năng lực về tài chính như vốn tự có, tài sản sản bảo, … của khách hàng.
Khả năng tạo ra tiền để trả nợ (Cash):
Nguồn tiền này được hình thành từ những nguồn chủ yếu sau: - Lãi ròng mang lại từ dự án vay vốn khi được đưa vào hoạt động. - Thu nhập phát sinh khi thanh lý tài sản.
Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng có thể phán đoán qua các thông tin sau:
- Lịch sử tăng trưởng của khách hàng về doanh thu, lợi nhuận. - Tốc độ tăng trưởng của khách hàng.
- Thu nhập trong quá khứ, hiện tại của khách hàng.
Khả năng bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp (Collateral): Sự đảm bảo này được đánh giá qua các nội dung sau:
- Tính pháp lý của tài sản: quyền sở hữu của người đi vay đối với tài sản đảm bảo.
- Tình trạng hiện tại của tài sản.
Ngân hàng phải đánh giá ngành nghề mà khách hàng hoạt động, những điều kiện kinh tế, môi trường thay đổi có thể ảnh hưởng đến khoản vay.
- Chú ý đến đặc điểm của từng khu vực thị trường mà ngân hàng đang hoạt động.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường trong nước, thế giới để biết được thông tin lãi suất, giá cả, …