KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang (Trang 63 - 65)

5.1. Kết luận:

Qua việc phân tích đề tài “Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn”, tôi đi đến một số kết luận sau:

- Hệ thống hóa được một số lý luận đã học như:

+ Ngân hàng thương mại, chức năng của ngân hàng thương mại.

+ Một số vấn để cơ bản về tín dụng như chức năng, vai trò, các nguyên tắc của tín dụng.

+ Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ảnh hưởng của rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng.

+ Đặc biệt là rủi ro tín dụng, nguyên nhân của rủi ro tín dụng, dấu hiệu nhận biết rủi ro này, các biện pháp hạn chế không để rủi ro này xảy ra.

- Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang: + Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ:

Doanh số cho vay luôn tăng trưởng mạnh qua các thời điểm. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đã từng bước tiếp cận gần hơn với khách hàng thông qua hệ thống mạng lưới ngày càng mở rộng khắp trên phạm vi cả nước, đáp ứng kịp thời nguồn vốn kinh doanh của khách hàng.

Công tác thu hồi nợ diễn ra nhanh chóng, kịp thời đã làm cho doanh số thu nợ của ngân qua các thời điểm luôn khả quan. Điều này cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp khả thi trong việc lựa chọn khách hàng cho ngân hàng. Kết quả này cũng cho thấy rằng ngân hàng đã có những giải pháp thông thoáng giúp khách hàng hoàn thành việc trả nợ của mình một cách tốt nhất.

+ Nợ quá hạn:

Mặc dù ngân hàng có xuất hiện nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn dưới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đã có những biện pháp khả thi trong việc quản lý, thu hồi nợ của khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong việc trả nợ.

Trên cơ sở lý luận và thực tế đã nêu, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng như sau:

- Xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả. - Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng. - Hoàn thiện kỹ thuật cho vay.

- Đa dạng hóa khách hàng, loại hình cho vay. - Chuyển rủi ro cho bên thứ 03.

- Tăng cường thu thập thông tin khách hàng.

- Xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.

- Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của Ngân hàng Nhà nước.

5.2. Kiến nghị:

Để các biện pháp trên có giá trị thực hiện, thì tôi có một số kiến nghị sau:

5.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang nên có những biện pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống thông tin CIC hơn nữa nhằm đáp ứng kịp thời tốc độ pháp triển của các ngân hàng, để phục vụ tốt hơn trong việc quản lý khách hàng, tránh tình trạng cho vay trùng lắp giữa các ngân hàng, hạn chế việc một khách hàng vay nhiều chỗ nhằm qua mặt ngân hàng.

Cần có sự giúp đỡ và hợp tác nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền tại địa phương trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Mặc dù ngân hàng cho vay có đảm bảo bằng tài sản của khách hàng, nhưng khi xảy ra tình trạng khách hàng không trả được nợ thì công tác phát mãi tài sản của khách hàng đối với ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt thủ tục hành chính. Vì vậy ngân hàng cần rất nhiều sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc phát mãi tài sản nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng.

5.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn:

Trong suốt thời gian được thực tâp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang thông qua những số liệu và kết quả đạt được của ngân hàng đã cho thấy sự hoạt động vững chắc của ngân hàng. Để ngân hàng ngày một phát triển hơn nữa, tôi xin có một số kiến nghị sau:

- Ngân hàng cần phải có một chương trình tiếp thị chu đáo hơn nữa nhằm nâng cao hình ảnh của ngân hàng trên địa bàn An Giang, nhằm đến gần hơn nữa với khách hàng.

- Nhân viên tín dụng nên có một thời gian biểu cố định trong việc đi xuống địa bàn do mình quản lý ở tại ngân hàng và thông báo cho khách hàng biết nhằm tránh tình trạng đi lại nhiều lần vừa mất thời gian vừa mất chi phí.

- Định kỳ ngân hàng nên có những buổi tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

- Thành lập phòng xử lý rủi ro tín dụng hoặc các công ty khai thác tài sản … nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tín dụng tăng trưởng bền vững và ổn định.

Tóm tắt chương 5: Đây là chương tổng kết, nêu khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng, các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng… Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang (Trang 63 - 65)