Hoàn thiện kỹ thuật cho vay:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang (Trang 59 - 60)

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA & HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

4.3.Hoàn thiện kỹ thuật cho vay:

Phải xem xét việc cho vay có phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật hay không:

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

- Tổng dư nợ bảo lãnh không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

- Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Các trường hợp hạn chế cho vay, không được phép cho vay theo quy định của pháp luật.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Phương án sản xuất kinh doanh là nguồn trả nợ đầu tiên của khách hàng. Do đó, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là một công việc hết sức quan trọng. Vì vậy khi tiếp xúc với khách hàng nhân viên tín dụng cần phải cố gắng tìm hiểu được các thông tin sau:

- Phương án sản xuất kinh doanh có hợp pháp không.

- Kinh nghiệm của khách hàng trong ngành nghề đang sản xuất kinh doanh. - Xác định nhu cầu vốn của khách hàng, số vốn hiện khách hàng đang có. - Tìm hiểu thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm.

- Thẩm định tính khả thi của phương án.

Khi cho vay phải chú ý việc lập Hợp đồng tín dụng:

Hợp đồng tín dụng được lập trên cơ sở bảo đảm lợi ích hợp pháp của hai bên, cả ngân hàng và khách hàng. Bao gồm các khoản mục cụ thể sau:

- Mô tả khoản vay: phần này cần xác định rõ số tiền ngân hàng cho vay, lãi suất, thời hạn trả nợ, thời hạn hợp đồng cụ thể, …

- Tài sản đảm bảo: các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản hoặc không được đảm bảo bằng tài sản. Bao gồm:

+ Các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản: Tồn tại dưới hình thức thế chấp, cầm cố hoặc đảm bảo của bên thứ 03. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ được toàn quyền xử lý các tài sản đảm bảo này nhằm để thu hồi vốn. Tài sản đảm bảo phải thỏa các điều kiện: phải có giá trị đủ lớn để đảm bảo cho khoản vay,

phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng đi vay hoặc người bảo lãnh, có tính thanh khoản cao, được phép giao dịch, …

+ Các khoản vay không được đảm bảo bằng tài sản (tín chấp): Chỉ áp dụng đối với các khách hàng có uy tín đối ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Các điều kiện ràng buộc đối với khách hàng (nếu có).

- Bảo lãnh của người thứ 03: để tăng cường sự an toàn cho các khoản vay, phải có sự bảo lãnh của bên thứ 03.

- Những trường hợp vi phạm hợp đồng của khách hàng: Khoản mục này liệt kê những trường hợp khách hàng không tôn trọng hợp đồng. Trong trường hợp này khách hàng sẽ chịu hoàn toàn mọi chi phí phát sinh liên quan nếu có. Giám sát và theo dõi nợ vay:

Mục đích: Ràng buộc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và tuân thủ các quy định của ngân hàng.

Việc giám sát nợ vay phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Ngay sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng chậm nhất là sau 07 ngày.

- Ít nhất 03 tháng/ lần, nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Nếu thấy có dấu hiệu khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, lập tức yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại việc sử dụng vốn của mình. Nếu khách hàng tiếp tục sử dụng vốn sai mục đích, thì ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn cho dù chưa đến thời gian đáo hạn hợp đồng. Xử lý các khoản vay có vấn đề:

Khi xuất hiện dấu hiệu như:

- Khách hàng trì hoãn việc trả nợ một cách không bình thường hoặc không có những giải thích rõ ràng về việc chậm trả nợ.

- Có sự biến động lớn về số dư tiền gửi tại ngân hàng.

- Có sự thay đổi không hợp lý về hàng tồn kho, phương pháp tính khấu hao. - Có sự biến động bất thường về giá chứng khoán của các khách hàng đang vay.

- …

Khi xuất hiện những dấu hiệu này thì lập tức nhân viên tín dụng phải tiến hành kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng. Nếu thấy có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể tiến hành thu hồi nợ trước hạn đối với khách hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang (Trang 59 - 60)