Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 63 - 65)

Nhân tố con người luôn giữ vị trí trung tâm, chi phối và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công việc. Đối với hoạt động tín dụng, mà cụ thể là tín dụng DNVVN, con người có vai trò hết sức quan trọng. Do vậy để nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN không thể không quan tâm tới nhân tố con người mà cụ thể ở đây chính là cán bộ tín dụng. Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc là niềm mơ ước của các nhà lãnh đạo, đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Muốn vậy, NHNNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Chất

lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng cần đáp ứng ở các phương diện gồm: trình độ chuyên môn, kinh nghiêm công tác và tư cách đạo đức.

Về trình độ chuyên môn, cán bộ tín dụng cần được đào tạo chính quy, có

kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và hệ thống Ngân hàng - Tài chính. Trong đó cần nắm vững về tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư. Bên cạnh đó, đội ngũ này cần có khả năng phân tích và tổng hợp nhạy bén. Phạm vi cho vay của NHNNo& PTNT rất rộng, đặc biệt là hoạt động cho vay DNVVN, nên đội ngũ cán bộ tín dụng ngoài kiến thức chuyên ngành cần có thêm kiến thức khác về xã hội, văn hoá, chính trị, kỹ thuật và các khả năng về ngoại ngữ, vi tính... Trước hết để có thể nâng cao chất lượng tín dụng NHNNo&PTNT Việt nam cần coi trọng hơn nữa công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đầu vào, áp dụng chính sách tuyển dụng công khai, tuyển dụng từ trong các trường học để chọn đựơc cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, sức khoẻ và nhiệt tình làm việc.

Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, hàng ngày có một lượng lớn thông tin mà cán bộ tín dụng phải xử lý trên tất cả các lĩnh vực khác nhau, thêm vào đó trong quá trình công tác nhiều kiến thức bị mai một. Nếu cán bộ tín dụng không được trang bị và bổ xung thêm kiến thức thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Bởi vậy cần phải thường xuyên thực hiện việc đào tạo cán bộ tín dụng. Việc đào tạo cán bộ cần có một chương trình và kế hoạch chi tiết đối với từng nhân viên, nhằm đảm bảo phát huy tối đa khả năng đóng góp của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, phải có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm giữa các tổ chức, các cấp lãnh đạo, các đơn vị thành viên. Hoạt động đào tạo được thể hiện trong và ngoài nước thông qua vịêc cử cán bộ tham gia các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn.

Về tư cách đạo đức: Việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay đều chứa đựng những nhận định mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Nếu cán

bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm nhưng lại thiếu đi tư cách đạo đức thì kết quả sẽ bị bóp méo sai lệch và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bởi vậy ngân hàng cần có chính sách lương bổng, thưởng phạt hợp lý, thoải mãn nhu cầu vật chất chính đáng của nhân viên, chú trọng nhân tài đãi ngộ chất xám để khuyến khích nhũng nhân viên có năng lực tâm huyết với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 63 - 65)