Đẩy mạnh hoạt động Maketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 72 - 73)

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng việc tìm đựoc thế mạnh riêng bằng chất lượng hoạt động là vấn đề quan tâm của mọi ngân hàng. Xây dựng được một chính sách Maketing hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.

Hiện nay, phần lớn khách hàng của ngân hàng đều tự chủ về tài chính song việc cung cấp các thông tin tài chính của khách hàng còn chưa đủ độ tin cậy. Việc dự đoán triển vọng của doanh nghiệp không thể chỉ dựa trên các báo cáo tài chính mà còn phải dựa trên các thông tin về thị trường sản phẩm. Cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu rõ các thông tin về thị trường loại sản phẩm mà khách hàng sản xuất: Số lượng các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, nhu cầu của thị trường về sản phẩm, phân đoạn thị trường của sản phẩm, vị trí cạnh tranh của khách hàng về giá cả, chất lượng, thị phần... từ đó có thể đưa ra các dự đoán khả năng thành công của khách hàng, mức độ rủi ro dự án của khách hàng. Nghiên cứu thông tin thị trường khách hàng còn là biện pháp kiểm tra đối chiếu thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng, từ đó có những hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng.

Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý: Tuy đã triển khai một chính sách khách hàng hợp lý song trong thời gian tới ngân hàng cần củng cố hơn nữa công tác này nhằm thu hút đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ cũng như gửi tiền và vay tiền của ngân hàng.

Đối với khách hàng truyền thống, chi nhánh cần duy trì và phát triển quan hệ tín dụng tốt đẹp, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn. Theo định hướng của nhà nước và của NHNNo&PTNT Việt nam là hướng tới mở rộng, đi kèm với nâng cao chất lượng cho vay các DNVVN trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu... Ngoài các khách hàng truyền thống chi nhánh cũng cần tìm thêm nhiều quan hệ khách hàng mới, hướng tới các khách hàng đang có tình hình hoạt động, kinh doanh hiệu quả. Đối với khách hàng có khó khăn về tài chính, chi nhánh cần phân tích, đánh giá để đáp ứng dần từ thấp đến cao, trên cơ sở vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa giúp đỡ doanh nghiệp, vừa tạo được những khách hàng tiềm năng gắn bó lâu dài.

Trong cơ cấu khách hàng, phần lớn khách hàng hiện tại của ngân hàng là các DNVVN. Việc cơ cấu lại khách hàng theo hướng mở rộng hơn đối với các doanh nghiệp là hướng đi đúng đắn mà chi nhánh cần tiếp tục thực hiện. Đồng thời cho vay, nhất là cho vay ngắn hạn của ngân hàng mới chỉ giành phần lớn là cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng chưa được chú trọng đúng mức. Nằm trong địa bàn đông dân cư, đối với chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Nội cho vay tiêu dùng là một thị trường còn nhiều tiềm năng cần khai thác tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w