Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại tp.hcm (Trang 25 - 29)

Trong năm 2009, nhiều nước trên thế giới đã triển khai hàng loạt các biện pháp kinh tế chưa từng có để cải thiện tính thanh khoản của hệ thống tài chính - ngân hàng, xử lý và giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp để kích thích nền kinh tế. Điều này đang góp phần đẩy lùi và khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính đồng thời cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý giá về xử lý nợ quá hạn mà chúng ta cần học hỏi và nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn nước nhà.

Nợ quá hạn ở Mỹ và EU: Trước năm 2008, cho vay dưới chuẩn tăng mạnh ở Mỹ, các NH cho vay BĐS mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Kết quả là dư nợ trong mảng này nhảy vọt từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ USD vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ USD vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý 3 năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Đồng thời, thị trường BĐS thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm càng làm cho tình hình nợ quá hạn, nợ xấu ở Mỹ thêm phức tạp. Các quốc gia châu Âu, đặc biệt là EU cũng lâm vào tình trạng bế tắc không kém, điển hình như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ….

Hàng loạt các NH nổi tiếng tại Mỹ phá sản hoặc trong tình trạng Chính phủ tiếp quản như Northern Rock, Countrywide Financial, Freddie Mac, Fannie Mae, Lehman Brothers, Washington Mutual, Merill Lynch ….Trong tình thế cấp bách đó, Chính phủ

Mỹ đã bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước Mỹ một kết cục tồi tệ hơn. Cùng với Mỹ, NHTW Anh, EU và nhiều quốc gia châu Âu khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Mỹ đã 8 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2008; do đó, lãi suất cơ bản từ 5% đã giảm xuống chỉ còn 0,25%.

Không dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng và cho vay. Trong đó, FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các NH và in tiền để mua trái phiếu của chính phủ. Vào ngày 13-14/10/2008, các quốc gia châu Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới 2.300 tỷ đôla. Theo ông Margaret Cole - Giám đốc điều hành FSA, các NH thuộc mọi quy mô phải đảm bảo tài khoản mỗi cá nhân phải tách biệt với tài khoản trực thuộc các quỹ đầu tư, tổ chức kinh doanh và công ty tài chính.

Nợ quá hạn ở Nga: Các nguyên tắc thanh toán nợ ở Nga và những nỗ lực tái cơ cấu đã được Tổng thống Nga Medvedev đưa ra từ ngày 15/09/2008. Tuy hành động của các nhà chức trách Nga đã giúp ngăn chặn sự hỗn loạn và sụp đổ của hệ thống NH nước này nhưng sự ổn định tài chính của Nga năm 2009 hiện vẫn bị đe doạ bởi các khoản nợ xấu, nợ quá hạn đang tồn đọng. Theo các số liệu chính thức, các khoản vay không sinh lời chiếm khoảng 4% tổng các danh mục tín dụng của các NH Nga, so với mức dưới 1% một năm trước. Tính đến cuối tháng 03/2009, tổng các khoản nợ tồn đọng ở các NH Nga là 500 tỷ USD.

Theo kinh tế gia trưởng Nataliya Orlova ở ngân hàng Alfa, tổng nợ xấu của các NH Nga có thể lên tới 30% trong năm 2009, số nợ xấu, bao gồm các khoản vay tái cơ cấu, hiện ở mức 15%, gấp gần 4 lần so với mức đã công bố. Tuy nhiên, các NH vẫn chưa công khai mức độ nghiêm trọng của vấn đề nợ xấu, do lo ngại dẫn đến sự sụp đổ niềm tin. Các chủ NH đã hối thúc chính phủ hành động nhanh chóng, kêu gọi chính phủ tăng cường điều chỉnh vốn cho hệ thống NH và công bố các NH được nhận sự hỗ trợ và mức hỗ trợ. Đồng thời, chính phủ Nga đang có dự kiến cho phép các NH kiểm soát nợ xấu và ngừng nỗ lực buộc các NH cho vay nhiều hơn để kích thích nền kinh tế. Vì theo

một số nhà quan sát, các NH có thể đã khai tăng các khoản nợ quá hạn của mình để nhận được những hỗ trợ tài chính lãi suất thấp từ chính phủ.

Nợ quá hạn ở Trung Quốc: Trung Quốc hiện đang tìm đủ mọi cách để giảm bớt đà tăng trưởng của tín dụng. Năm 2009, tăng trưởng tín dụng ở quốc gia này đã đạt mức kỷ lục, gây ra những lo ngại về lạm phát, bong bóng tài sản và nợ xấu, đe doạ tới tốc độ tăng trưởng chung. Trung Quốc đã 3 lần tăng thêm tỷ lệ tiền dự trự bắt buộc của các NH trong năm 2009 nhằm giảm bớt đà tăng trưởng tín dụng, ẩn chứa nhiều rủi ro nợ xấu.

Theo China Daily, mức hiện tại đang được áp dụng là 16,5% đối với những NH lớn và 14,5% đối với các NH nhỏ. Cùng với việc tăng tỷ lệ dự trữ NH bắt buộc, Trung Quốc cũng tăng lãi suất tiêu chuẩn đối với trái phiếu chính phủ thời hạn ba tháng và một năm. Ngoài ra, quốc gia này đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm thắt chặt tín dụng BĐS. NHTW Trung Quốc còn đưa ra biện pháp cảnh báo các NH thận trọng hơn khi cho vay địa ốc, đây là một nỗ lực mới nhằm hạn chế nạn đầu cơ BĐS gây ra bong bóng tài sản và nợ xấu. Theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc, các NH sẽ không được cho các công ty xây dựng vay tiền nếu như các công ty này chỉ giữ đất chứ không xây nhà.

Một số nhà kinh tế học cảnh báo, nếu không có những biện pháp mạnh tay hơn để kiểm soát thanh khoản và ngăn chặn tăng giá, bong bóng tài sản có khả năng phá vỡ sự ổn định của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu hạ tăng trưởng tín dụng năm 2010 xuống còn 7.500 tỷ Nhân dân tệ, từ mức kỷ lục 9.590 tỷ Nhân dân tệ hồi năm 2009. Tuy nhiên, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay khoảng 28% mục tiêu cả năm của chính phủ.

Nợ quá hạn tại Nhật: Tại Nhật, tình hình nợ quá hạn cũng không kém phần phức tạp. Chính phủ Nhật đã sử dụng lượng tiền lớn để thúc đẩy kinh tế nhưng lại gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách. Do đó, công cụ chính để giải quyết có hiệu quả ở Nhật là tăng thuế doanh thu, hiện ở mức 5% là một trong những mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp hoá. Tại châu Âu, khoản thuế này có thể lên tới gần 20%. Tuy nhiên, chính phủ Nhật cũng đang lo ngại rằng tăng thuế có thể ảnh hưởng tới chi tiêu tiêu dùng, đẩy nền kinh tế trở lại suy thoái. Theo ông Nishibori, giáo sư kinh tế đại học Tokyo cho rằng, Chính phủ Nhật nên bắt đầu tăng thuế doanh thu, nhưng chia đều ra

trong mười năm với mức tăng là 1% mỗi năm. Với phương pháp này, sẽ không chỉ tránh được cho người tiêu dùng một cú sốc đột ngột mà còn đảo ngược lại tình trạng giảm phát nhờ tạo ra tâm lý đoán trước lạm phát.

Khách quan cho thấy hầu hết các nước trên thế giới đều đang đối mặt với vấn đề nợ quá hạn tại các NH. Nhìn chung, chính phủ các nước đều đưa ra giải pháp kiểm soát thanh khoản, thắt chặt tín dụng cho vay và tung ra các gói “kích cầu” để kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế trở lại. Các biện pháp tuy có giải quyết được phần nào vấn đề nợ quá hạn nhưng để áp dụng giải quyết vào tình hình Việt Nam thì Chính phủ và các NH TMCP tư nhân cần phải chú ý một số điểm sau:

+ Khi tung ra các gói kích cầu quá lớn sẽ khiến ngân sách đất nước bị thâm hụt nặng nề, điển hình như Mỹ, Anh và Hy Lạp. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tại Mỹ, nợ công sẽ từ 63% GDP vào năm 2007 lên 103% GDP vào năm 2017. Tại Anh, con số này từ 47% lên 125%, ở Nhật 170,6% tăng lên 208%. Đều này cho thấy trong ngắn hạn, hoạt động vay nợ của chính phủ để kích cầu nền kinh tế là điều cần thiết nhằm chống lại suy thoái, thúc đẩy thanh khoản. Vì nếu không giải cứu các NH, sự đổ vỡ trong ngành tài chính sẽ trở thành thảm họa. Nếu không kích thích kinh tế, suy thoái toàn cầu sẽ nhấn kinh tế thế giới chìm sâu hơn, trong khoảng thời gian kéo dài hơn. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, việc mạnh tay vay nợ này là không bền vững. Việc thiếu vốn của các chính phủ sẽ đè bẹp hoạt động đầu tư công và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đáng ngại hơn, quy mô vay nợ có thể lên tới mức đẩy các chính phủ vào tình trạng vỡ nợ, hoặc buộc phải cắt giảm chi phí đi vay thực tế thông qua con đường in thêm tiền, đồng nghĩa với việc gây ra lạm phát cho nền kinh tế.

+ Ngược lại, đột ngột thắt chặt ngân sách sẽ là một sai lầm bởi ngay cả khi đã ngừng sụt giảm, các nền kinh tế vẫn ở trạng thái yếu. Năm 1997, việc tăng thuế tiêu thụ đã đẩy kinh tế Nhật trở lại với suy thoái. Kinh nghiệm này cho thấy, việc vội vã thắt chặt ngân sách có thể phản tác dụng, đặc biệt sau một cuộc khủng hoảng trong hệ thống NH. Bởi vậy, thay vì tìm cách cắt giảm mạnh thâm hụt ngân sách chính phủ nên đưa ra cam kết sẽ thắt chặt ngân sách khi nền kinh tế đã phục hồi bền vững hơn và đưa ra những phương án cụ thể hơn.

Nhìn chung, có 4 cách để khắc phục tình trạng nợ quá hạn hiện nay ở các NH TMCP:

Một là, hạ các mức lãi suất nhằm làm giảm nợ quá hạn (Pháp đã thực hiện vào những năm 1880)

Hai là, nhà nước cũng có thể dùng lạm phát để giảm mức nợ (sau thế chiến thứ hai, đảng Lao động Anh đã áp dụng lý thuyết của Keynes, tạo ra lạm phát nhằm làm giảm gánh nặng nợ). Tuy nhiên, lạm phát sẽ làm cho lãi suất của các món nợ mới tăng trong trường hợp nhà nước bị bắt buộc phải vay thêm do ngân sách thiếu hụt triền miên và gây khó khăn cho cuộc sống của người dân, đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô;

Ba là, nâng cao mức tăng trưởng (như Mỹ đã làm sau chiến tranh ly khai (1861 - 1865));

Bốn là, thắt chặt tín dụng, xếp hạng khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại tp.hcm (Trang 25 - 29)