Giai đoạn từ năm 2000 đến khủng hoảng kinh tế năm 2008

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại tp.hcm (Trang 38)

Rủi ro tín dụng được biểu hiện là tỷ lệ nợ quá hạn cao. Ở các nước tỷ lệ này lên đến 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động. Ở nước ta tỷ lệ này dao động trong khoảng 10 –11% tổng dư nợ.

Nhìn vào diễn biến nợ quá hạn qua các năm trong bảng 1.1 và bảng 1.2 ta nhận thấy các ngân hàng TMCP luôn chiếm tỷ lệ nợ quá hạn cao trong toàn bộ hệ thống NHTM.

Bảng 2.1: Nợ quá hạn của các ngân hàng.

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu NHQD NHCP NHLD NHNNg Toàn hệ thống 31.12.2000 4.992 2.088 225 139 7.444

31.12.2001 8.286 2.909 240 153 11.588

31.12.2002 8.270 3.104 125 75 11.574

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 NHQD NHCP NHLD NHNNg 2000 2001 2002

BIỂU ĐỒ 1: NỢ QUÁ HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2002

Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn / dư nợ của các ngân hàng.

Đvt: %

Chỉ tiêu NHQD NHCP NHLD NHNNg Toàn hệ thống 1.12.2000 28,1 22,3 19,0 1,40 19,5

31.12.2001 41,4 28,4 22,5 1,20 26,6

31.12.2002 31,9 29,5 10,5 0,60 22,2

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước TP.HCM

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 NHQD NHCP NHLD NHNNg 2000 2001 2002

BIỀU ĐỒ 2: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN/DƯ NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2002

Để tìm hiểu rõ về thực trạng nợ quá hạn này ở các ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam TP.HCM, ta cần phân tích các khía cạnh sau:

Tỷ đồng

 Dư nợ cho vay:

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì rủi ro trong cho vay tín dụng lại càng cao. Nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh và quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn của NH ở từng giai đoạn cụ thể. Trong đó dư nợ cho vay của nhiều NH tăng liền qua các năm càng mang lại cho NH mức lợi nhuận cao nhưng cũng càng tìm ẩn nhiều nguy cơ nợ xấu có thể gặp phải trong thời gian tới. Điều này được thể hiện qua số dư nợ cho vay của một số NH TMCP dưới đây:

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Eximbank và ACB trên địa bàn TP.HCM giai

đoạn 2005 – 2007 Đvt: Tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007

Dư nợ % tăng Dư nợ % tăng Dư nợ % tăng Eximbank 4.436,00 – 7.442,00 67,76 13.098,29 76,00

ACB 9.561,20 – 17.364,86 81,62 25.376,42 46,14

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank và ACB

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2005 2006 2007 Eximbank ACB

BIỂU ĐỒ 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA EXIMBANK VÀ ACB TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2005 – 2007

Từ biểu đồ 3 cho thấy dư nợ của Eximbank và ACB trên địa bàn TP.HCM tăng liên tục qua các năm 2005, 2006, 2007. Năm 2005, tổng dư nợ Eximbank tại TP.HCM là 4.436 tỷ đồng, nhưng đến năm 2006 Eximbank đã mở thêm 02 chi nhánh là Sài Gòn và Tân Định nên dư nợ là 7.442 tỷ đồng. So với năm 2005 thì 2006 dư nợ tăng hơn 3.000 tỷ đồng tương đương với 67,76%, trong đó Sở Giao Dịch chiếm tỷ trọng dư nợ

cao nhất và tăng nhiều nhất. Năm 2007 Eximbank mở thêm 04 chi nhánh là Quận 4, Quận 7, Cộng Hòa và Thủ Đức, dư nợ tăng lên 13.098,29 tỷ đồng tương đương 76% so với năm 2006. Đến cuối năm 2008, Eximbank mở thêm chi nhánh Bình Phú và dư nợ là 14.308,74 tỷ đồng tăng 9,24% so với 2007. Song song với Eximbank, ACB cũng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh trong các năm 2005, 2006, 2007 và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tín chấp như sản phẩm thẻ tín dụng tín chấp, cho vay tín chấp hỗ trợ học thạc sĩ quốc tế tại VN, vay tín chấp hỗ trợ tiêu dùng, sản phẩm liên kết M@ho,... nên dư nợ của ACB cũng tăng nhanh từ 9.561,20 tỷ đồng năm 2005 lên 25.376,42 tỷ đồng năm 2007. Điều này đã phản ánh nền kinh tế VN tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2005 – 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2000 – 2007

Đvt: tỷ đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ cho vay 2.325 2.788 3.908 5.396 6.760 9.565 17.014 25.376 Tốc độ tăng – 19,91% 40,17% 38,08% 25,28% 41,49% 77,88% 49,15%

(Theo nguồn phòng kinh doanh – Khối KHCN)

2325 2788 3908 5396 6760 9565 17014 25376 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

BIỂU ĐỒ 4: DƯ NỢ CHO VAY CỦA ACB GIAI ĐOẠN 2000 – 2007

Thông qua bảng 1.4 và biểu đồ 4 một lần nữa cho thấy dư nợ cho vay của ACB liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2007, chứng tỏ rằng các ngân hàng trong giai đoạn này thật sự tăng trưởng tốt.

 Dư nợ cho vay tín chấp:

Trong hoạt động tín dụng, phần dư nợ không có tài sản đảm bảo hay phần dư nợ do vay tín chấp là mang rủi ro mất vốn cao nhất. Do đó, hoạt động của các ngân hàng TMCP luôn nhằm hạn chế mức độ rủi ro của phần dư nợ này. Điển hình như tỷlệ dư nợ không có tài sản đảm bảo ở Eximbank giai đoạn 2005-2008 là:

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2005 2006 2007 2008 Dư nợ Dư nợ không có TSĐB

BIỂU ĐỒ 5: TỶ LỆ DƯ NỢ KHÔNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO Ở EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2005 – 2008

Từ bảng 1.5 kết hợp với biểu đồ 5 cho thấy tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo ở Eximbank giảm từ 15,07% năm 2005 xuống còn 9,53% năm 2008 nhưng tăng về số tuyệt đối. Điều này có nghĩa là NH đã lựa chọn các khách hàng có quan hệ tín dụng một thời gian với NH và NH nhận thấy khách hàng này có uy tín nên khi nâng hạn mức tín dụng lên đã có một phần là tín chấp. Hơn nữa, NH còn hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên vay tín chấp đã góp phần đẩy số dư nợ không có tài sản đảm bảo tăng lên.

Không chỉ có Eximbank, ACB trong giai đoạn này cũng đang rất phát triển sản phẩm vay tín chấp, thể hiện qua bảng 1.6 cả về tỷ lệ dư nợ vay tín chấp lẫn số liệu tuyệt

Bảng 2.5: Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo ở Eximbank trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2008 Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ không có TSĐB 668.61 978.14 1,436.95 1,363.43

Dư nợ 4,436.00 7,442.00 13,098.29 14,308.74

Tỷ lệ % 15.07 13.14 10.97 9.53

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

đối của ACB đều tăng lên. Điều này chứng minh được rằng trước khi khủng hoảng năm 2008, sản phẩm tín chấp được các NHTMCP rất chú trọng và không ngừng tăng trưởng dư nợ cho sản phẩm này.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tín chấp của ACB năm 2006 – 2007

Chỉ tiêu 2006 2007

Dư nợ tín chấp 1,753 5,144

Dư nợ tín dụng 31,874 17,366

Tỷ lệ % 5,50 29,62

(Theo nguồn phòng kinh doanh – Khối KHCN)

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2006 2007 Dư nợ tín dụng Dư nợ tín chấp

BIỂU ĐỒ 6: DƯ NỢ CHO VAY TÍN CHẤP CỦA ACB NĂM 2006 - 2007  Lợi nhuận hoạt động:

Tất cả các hoạt động kinh doanh của NH đều nhằm mang lại lợi nhuận cho chính NH. Thông qua lợi nhuận đạt được kết hợp với việc phân tích các tỉ số tài chính có thể đánh giá được chất lượng hoạt động kinh doanh của mỗi NH, từ đó suy ra thực trạng nợ quá hạn ở các NH này. Cụ thể như lợi nhuận của NHTMCP Eximbank và ACB như sau:

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2005 2006 2007 2008

BIỀU ĐỒ 7: LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2006 Eximbank đã mở thêm 02 chi nhánh là Sài Gòn và Tân Định, lợi nhuận trong năm này của Eximbank đạt 200,91 tỷ đồng và tăng trưởng 161,82%. Năm 2007, lợi nhuận Eximbank tại TP.HCM đạt 203,35 tỷ đồng, tăng trưởng 1,22%, chi nhánh Tân Định giảm lợi nhuận xuống còn 500 triệu đồng do phải trích DPRR cho các khoản vay quá hạn. Năm 2008 lợi nhuận Eximbank đạt được 424,36 tỷ đồng, tăng

trưởng 108,69% và một số chi nhánh đã lỗ do phải trích lập DPRR cho các khoản vay quá hạn như chi nhánh Hòa Bình, Quận 4, Thủ Đức và Quận 11.

Đối với ACB lợi nhuận thu về trước thuế tăng liên tục trong giai đoạn 2002 – 2007, được thể hiện qua bảng 1.8. Từ thực tiễn lợi nhuận của hai NHTMCP này, có một mục tiêu mà các NHTMCP phải đạt tới trong kinh doanh đó là tăng trưởng tín dụng đi đôi với bền vững, nếu không việc tăng trưởng “nóng” có khả năng gây ra nợ quá hạn rất cao và ảnh hưởng ngược lại lợi nhuận của NHTMCP do phải trích lập DPRR.

Bảng 2.8: Lợi nhuận thu về trước thuế của ngân hàng TMCP Á CHÂU giai đoạn 2002 – 2007 Đvt: tỷ đồng

Bảng 2.7: Lợi nhuận hoạt động tín dụng của Eximbank trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2008 Đvt: Tỷ đồng

2005 2006 2007 2008

Lợi nhuận 76.74 200.91 203.35 424.36

Tốc độ tăng trưởng % – 161.82 1.22 108.69

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận 164,651 188,402 282,402 391,550 687,729 2.128,851 Tốc độ tăng trưởng% – 14,43 49,89 38,65 75,64 209,55

(theo Báo cáo tài chính năm 2007)

0 500 1000 1500 2000 2500 2002 2003 2004 2005 2006 2007

BIỂU ĐỒ 8: LỢI NHUẬN THU VỀ TRƯỚC THUẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2002 – 2007

 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là hai tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động tín dụng của các NH. Chúng thể hiện một cách khách quan về hoạt động cho vay trong quá khứ vì thông thường nợ quá hạn và nợ xấu xuất hiện sau khoản 01 năm tính từ thời điểm giải ngân, ít có khoản vay nào quá hạn trong 01 hoặc 02 tháng sau khi giải ngân. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Eximbank trên địa bàn TP..HCM gia đoạn 2005-2008 thể hiện trong bảng 2.9.

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 Đvt: Tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 Tiêu chí Số dư Tỷ lệ % Số dư Tỷ lệ % Số dư Tỷ lệ % Số dư Tỷ lệ % Dư nợ 4,436.00 7,442.00 13,098.29 14,308.74 Nợ quá hạn 268.61 6.06 105.09 1.41 187.09 1.43 849.27 5.94 Nợ xấu 221.90 5.00 50.16 0.67 100.58 0.77 549.46 3.84

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Theo bảng 2.9, năm 2005, Eximbank tỷ lệ nợ xấu là 5% và nợ quá hạn là 6,06%. Hai mức này đều cao hơn mức thông lệ quốc tế và cũng có thể nói là tình hình tín dụng của Eximbank vẫn còn xấu sau một thời gian chấn chỉnh củng cố. Đến năm 2006, Eximbank đã tích lũy một khoản tiền dự phòng và tiến hành xử lý các khoản nợ của các khách hàng nên nợ quá hạn trong năm này chiếm 1,41% và nợ xấu là 0,67%. Số liệu này cho thấy bức tranh về hoạt động tín dụng của Eximbank được cải thiện rất nhiều so với năm 2005. Đến cuối năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,43% và nợ xấu là 0,77%. Hai năm 2006 và 2007 dư nợ tín dụng tăng trưởng “nóng”, dư nợ năm 2007 gần gấp 3 lần dư nợ của năm 2005. So với năm 2006, năm 2007 nợ quá hạn tăng 82 tỷ đồng và nợ xấu tăng 50 tỷ đồng. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,94% và tỷ lệ nợ xấu là 3.84%. Về số tuyệt đối nợ quá hạn tăng 662,19 tỷ đồng và nợ xấu tăng 448,88 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn ở một số chi nhánh Eximbank như Cộng Hòa 23,59%, Quận 4 17,13%, Quận 11 10,39% …

Nguyên nhân gây ra tình hình trên: có 2 nhóm nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan: Sau một thời gian tăng trưởng tốt, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng mà điểm xuất phát là Mỹ, kéo theo các nền kinh tế khác và VN. Thị trường BĐS “đóng băng”, thị trường chứng khoán rớt giá không thể kiểm soát được, lạm phát tăng, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, số người thất nghiệp tăng cao…

Nguyên nhân chủ quan: Đến năm 2008 nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao chứng tỏ trong thời gian tăng trưởng tín dụng “nóng” đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định. Cụ thể là trong chính sách tín dụng chưa quy định giới hạn dư nợ cho từng ngành cho nên có những chi nhánh dư nợ cho vay BĐS lên đến 70-80% tổng dư nợ. Hơn nữa, các NH chạy theo chỉ tiêu nên đẩy mạnh cho vay tín dụng và cấp hạn mức lớn cho khách hàng, khi khách hàng không trả được nợ gốc hoặc lãi đã kéo toàn bộ dư nợ của khách hàng sang nợ quá hạn. Chính điều này đã làm cho nợ quá hạn tăng nhanh trong năm 2008.

 Đối tượng vay tín chấp

Trong những năm gần đây, sản phẩm vay tín chấp với những tín năng ưu Việt đã trở nên phổ biến đối với khách hàng ở hệ thống NH TMCP. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người tăng theo xu hướng chung của xã hội. Nhiều người có nhu

cầu không chỉ ăn no mặc ấm mà còn ăn ngon mặc đẹp, đặc biệt là giới trẻ. Theo một công ty dịch vụ nghiên cứu toàn cầu McKinsey có một báo cáo về thái độ, quan điểm của người VN, nhất là thế hệ trẻ đối với các dịch vụ NH. Báo cáo này cho thấy, so với các thế hệ đi trước, những người trẻ ở VN có thái độ cởi mở hơn rất nhiều đối với các dịch vụ NH nói chung và các dịch vụ NH hiện đại nói riêng. Khoảng cách thế hệ này ở VN lớn hơn ở bất kỳ một thị trường nào khác được đều tra. Cụ thể được thể hiện qua % độ tuổi vay tín chấp ở Eximbank năm 2007:

Bảng 2.10: Tỷ lệ độ tuổi vay tín chấp ở ACB năm 2007

Độ tuổi % ≤ 30 25,40 ≥ 31 – 35 23,70 ≥ 36 – 40 15,40 ≥ 41 – 45 8,00 ≥ 46 – 50 15,70 ≥ 51 – 55 8,10 ≥ 56 – 60 2,20 ≥ 61 1,50

(Nguồn từ Phòng Kinh Doanh – Khối KHCN)

25% 24% 15% 8% 16% 8% 2% 2% ≤ 30 ≥ 31 – 35 ≥ 36 – 40 ≥ 41 – 45 ≥ 46 – 50 ≥ 51 – 55 ≥ 56 – 60 ≥ 61

BIỂU ĐỒ 9: TỶ LỆ ĐỘ TUỔI VAY TÍN CHẤP Ở ACB NĂM 2007 2.1.2. Giai đoạn từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến năm 2010

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm tỷ lệ nợ quá hạn ở các NH TMCP gia tăng đột ngột với mức độ cao. Điển hình như nợ khoanh và nợ chờ xử lý ở Vietcombank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2008 là 13,677 tỷ đồng, tháng 9/2008 tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là 5,55%. Tổng dư nợ của Vietcombank được phân nhóm cụ thể qua bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11: Dư nợ phân theo nhóm ở Vietcombank năm 2008

Đvt: tỷ đồng

Nhóm nợ

Nợ đủ tiêu chuẩn 104.529,600

Nợ cần chú ý 3.061,320

Nợ dưới tiêu chuẩn 921,191

Nợ nghi ngờ 813,087

Nợ có khả năng mất vốn 3.467,767

Tổng 112.792,965

(Theo Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2008)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

BIỀU ĐỒ 10: DƯ NỢ PHÂN THEO NHÓM Ở VIETCOMBANK NĂM 2008

Theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank, tình hình kinh tế năm 2008 vô cùng khó khăn trong đó các NH phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.Để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, Vietcombank đã giảm lãi suất đầu ra (13,5%/năm), vì thế lãi suất huy động phải giảm theo. Tính đến cuối tháng 09/2008, lợi nhuận trước thuế của NH là 3.424 tỉ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận cuối năm 2008 của Vietcombank giảm so tháng 9, do NH đang xem xét cơ cấu kỳ hạn nợ cho các khách hàng của mình theo yêu cầu của NHNN. Khi gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ của khách hàng phải chuyển sang nhóm nợ xấu và NH phải trích dự phòng lớn cho các khoản này, vì thế ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Chi phí trích dự phòng nợ quá hạn theo ông Thanh tăng hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại tp.hcm (Trang 38)