Các mô hình phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại tp.hcm (Trang 29 - 38)

Trước khi thiết lập các quan hệ tín dụng, đặc biệt là trong cho vay tín chấp cá nhân, NHTM cần phải tìm hiểu kỹ khả năng tài chính và uy tín của khách hàng. Từ đó, NH so sánh để thấy khả năng trả nợ của các khách hàng trong tương lai. Thông thường, việc phân tích này thường được thực hiện dưới hai góc độ định tính và định lượng. Tuy nhiên, NH nên sử dụng một số phương pháp và mô hình sau:

Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.

Mục tiêu chính của việc phân tích tình hình tài chính là việc xác định khoản vay và ý định của người vay trong việc hoàn trả tiền vay phù hợp với các khoản nêu trong hợp đồng tín dụng. Thông thường, việc phân tích này được áp dụng đối với DN nhưng ở đây xin áp dụng cho mọi khách hàng cá nhân của NH có nhu cầu vay vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích tình hình tài chính khách hàng thường bao gồm các tiêu chí sau:

+ Đánh giá khả năng bảo toàn vốn.

+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

+ Phân tích các bản báo cáo tài chính và kết quả tài chính. + Đánh giá tình hình trả nợ vay Ngân hàng

Hệ số bảo toàn vốn =

Hệ số khả năng an toàn =

Hệ số tài trợ =  Đánh giá khả năng bảo toàn vốn:

Bảo toàn vốn là điều kiện bắt buộc đối với sự tồn tại và phát triển của khách hàng, nó được hiểu là sau mỗi một chu kỳ kinh doanh vốn vẫn được tái đầu tư ít nhất bằng quy mô vốn cũ để có thể trang trải những chi phí bằng hoặc lớn hơn thời điểm giá hiện tại. Đối với một NH, xem xét khả năng bảo toàn vốn của khách hàng là một việc hết sức cần thiết để có thể quyết định việc cho vay tín dụng.

Khả năng bảo toàn vốn của khách hàng được đánh giá thông qua hệ số bảo toàn vốn như sau:

Số vốn khách hàng hiện có Tổng số vốn khách hàng phải bảo toàn - Nếu hệ số bảo toàn vốn bằng 1 tức là khách hàng có khả năng bảo toàn vốn.

- Nếu hệ số lớn hơn 1 thì khách hàng không những có khả năng bảo toàn vốn mà còn có khả năng phát triển vốn.

- Nếu hệ số trên nhỏ hơn 1 thì lúc ấy phải xét thêm khả năng an toàn.

Số vốn khách hàng hiện có + Thu nhập

Số vốn khách hàng phải bảo toàn

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán:

Khả năng tự chủ về tài chính

Là khả năng tự cân đối về tài chính của khách hàng để đáp ứng các khoản nợ phải trả. Nó được thể hiện qua hệ số tài trợ:

Số vốn khách hàng hiện có Số vốn khách hàng đang sử dụng

Trong đó, nguồn vốn khách hàng hiện có bao gồm: nguồn vốn cố định, nguồn vốn lưu động, nguồn vốn xây dựng cơ bản, quỹ doanh nghiệp, nguồn kinh phí, thu nhập chưa phân phối. Tổng số nguồn vốn mà khách hàng đang sử dụng gồm nguồn vốn hiện có của khách hàng, nguồn tín dụng, nguồn thanh toán.

Nếu một khách hàng có hệ số tài trợ kỳ này lớn hơn kỳ trước và lớn hơn 0,5 là tốt. Nếu doanh nghiệp để hệ số này dưới 0,5 thì tình hình tài chính của DN sẽ rất xấu. Hệ số này càng nhỏ thì tình hình tài chính của DN càng tồi và dễ vỡ nợ.

Năng lực đi vay =

Khả năng thanh toán =

Là khả năng của một khách hàng kêu gọi xin vay và được tính bằng công thức Nguồn vốn khách hàng tự có

Nguồn vốn thường xuyên

Một khách hàng có khả năng tự chủ tài chính cao thường có năng lực đi vay lớn vì khách hàng này có thể đáp ứng được các khoản nợ khi đến hạn thanh toán. Người ta tính rằng, nếu khách hàng có tỷ số này lớn hơn 2/3 thì có năng lực đi vay lớn. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 0,5 thì đạt mức bão hòa của năng lực đi vay. Vì vậy, đối với khách hàng này NH không được cho vay.

Khả năng thanh toán

Là khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, phản ánh tình hình tài chính của khách hàng với các chỉ tiêu: khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán cuối cùng.

* Khả năng thanh toán chung:

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình khả năng thanh toán của khách hàng. Số tiền dùng để thanh toán

Số tiền khách hàng phải thanh toán.

- Nếu hệ số khả năng thanh toán lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của khách hàng là tốt, khả quan.

- Nếu khả năng thanh toán nhỏ hơn 1, thể hiện khách hàng không có khả năng thanh toán nợ trong điều kiện bình thường, thực trạng của khách hàng có vấn đề.

* Khả năng thanh toán ngắn hạn:

Vốn bằng tiền + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn + Các khoản phải chi

NH và các TCTD

Nhìn chung, hệ số lớn hơn hoặc bằng 1, khách hàng có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

* Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này chỉ có ở khách hàng có nguồn tài chính dồi dào, khách hàng có thể chủ động thanh toán được bất kỳ khoản nợ nào khi đến hạn thanh toán:

Tỷ lệ thanh toán ngân sách =

Vốn bằng tiền

Các khoản nợ đến hạn

- Nếu K ≥ 1: Khách hàng có khả năng thanh toán nhanh.

- Nếu 0,5 < K < 1: Khách hàng vẫn có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.

- Nếu K càng nhỏ hơn 1: càng khó có khả năng thanh toán nhanh.

 Tình hình công nợ

Xét tình hình công nợ của khách hàng trong mối quan hệ với NH, các tổ chức kinh tế khác, với người bán, người mua và thanh toán với Ngân sách.

* Tình hình sử dụng vốn vay: Nhận xét tình hình sử dụng vốn vay NH trên các khía cạnh:

- Doanh số cho vay thu nợ có phát sinh đều đặn không. - Có nợ quá hạn không.

* Tình hình thanh toán với người bán và người mua:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nợ phải trả, nợ phải thu thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên để nhận xét cụ thể tình hình công nợ của khách hàng có bình thường hay không, ta phải xem xét cụ thể từng trường hợp.

Nếu số phải thu > số phải trả > vốn lưu động hoặc là Số phải trả > Số phải thu + Vốn lưu động. Chứng tỏ tình hình tài chính của khách hàng có vấn đề, trường hợp này cần xem xét cụ thể trong mối quan hệ với bạn hàng của khách hàng, kết hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong những thời gian trước đó.

* Tình hình nộp Ngân sách Nhà nước: Thực chất là phân tích tình hình thanh toán của khách hàng đối với Ngân sách Nhà nước, nộp thuế lợi nhuận và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước khác. Việc phân tích đánh giá căn cứ vào tỷ lệ thanh toán với Ngân sách Nhà nước của khách hàng về các khoản phải nộp

Số đã nộp Số phải nộp  Khả năng thanh toán cuối cùng (h)

Đây là chỉ tiêu bổ xung làm căn cứ để các cán bộ tín dụng xem xét có nên cho vay hay không khi các chỉ tiêu trên chưa đủ tiêu chuẩn để xét cho vay. Do vậy, chỉ áp dụng đối với các khách hàng có quá trình hoạt động tốt.

Tài sản có - Tài sản thiếu - Chênh lệch tỷ giá và lưu động chờ xử lý chỉ số giá chưa xử lý

Nợ ngắn hạn + Các khoản phải trả NH và TCTD

Tài sản có lưu động = Tài sản lưu động + Tài sản thanh toán

Nếu h < 1 tình hình tài chính của khách hàng rất xấu, toàn bộ tài sản của khách hàng cũng không đủ trả nợ. Trường hợp này không nên cấp tín dụng cho vay.

Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s.

Rủi ro tín dụng cũng thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này được chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

Xếp hạng Tình trạng

Moody’s Aaa Chất lượng cao nhất

Aa Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

Baa Chất lượng vừa

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ

B Đầu cơ

Caa Chất lượng kém

Ca Đầu cơ có rủi ro cao

C Chất lượng kém nhất

Standard & Poor’s AAA Chất lượng cao nhất

AA Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

BBB Chất lượng vừa

BB Chất lượng vừa thấp hơn

B Đầu cơ

CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao

C Trái phiếu có lợi nhuận

DDD-D Không hoàn được vốn

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên đầu tư, còn các loại chứng khoán bên dưới được xếp hạng rác rưởi (junk). Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc khách hàng chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này.

Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các khách hàng vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

- trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

- tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó,

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Khi trị số Z thấp hoặc là một số âm là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ khách hàng nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người

phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Sau đây là những hạng mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ.

Bảng 1.2. Điểm số hạng mục của các ngân hàng ở Mỹ

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số 1 Nghề nghiệp của người vay: chuyên gia hay phụ trách kinh

doanh - công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao) - nhân viên văn phòng - sinh viên - công nhân không có kinh nghiệm - công nhân bán thất nghiệp

1087542

2 Trạng thái nhà ở: nhà riêng - nhà thuê hay căn hộ - sống cùng bạn hay người thân

642

3 Xếp hạng tín dụng: tốt - trung bình - không có hồ sơ - tồi 10520

4 Kinh nghiệm nghề nghiệp: nhiều hơn một năm - từ một năm trở xuống

52

5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành: nhiều hơn một năm - từ một năm trở xuống

21

6 Điện thoại cố định: có - không có 20

7 Số người sống cùng (phụ thuộc): Không - Một – Hai – Ba - Nhiều hơn ba

33442

8 Các tài khoản tại NH: cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc - chỉ tài khoản tiết kiệm - chỉ tài khoản phát hành séc - không có

4320

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó NH hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm như sau:

Bảng 1.3. Khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

31 – 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD

34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD

37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD

39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD

41 – 43 điểm Cho vay đến 8.000 USD

Tại VN, để quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, góp phần hạn chế nợ quá hạn, khó nhất là nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân, các nhà quản trị NH cần vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng nói trên.

Hy vọng rằng với việc giới thiệu kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của một số nước trên thế giới cùng với các mô hình phân tích nêu trên sẽ giúp cho hệ thống NHTMCP tư nhân VN tại TP.HCM phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.

T

TÓÓMMTẮTẮTTCCHƯHƯƠƠNNGGII

Chương 1, đề tài đã khái quát những lý luận cơ bản về hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung cũng như trình bày tổng quan về nợ quá hạn, cách phân loại nợ quá hạn tại các NHTM hiện nay. Đồng thời, đề tài còn nêu ra các yếu tố ảnh hưởng tới nợ quá hạn và tác động của vấn đề này đối với nền kinh tế. Thêm vào đó, đề tài đã giới thiệu thêm kinh nghiệm giải quyết vấn đề nợ quá hạn của một số nước trên thế giới, đưa ra một số mô hình phân tích cụ thể nhằm giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong hoạt động.

Cơ sở lý luận trình bày ở chương 1 sẽ là nền tảng cho việc phân tích tình hình nợ quá hạn và tìm ra các nguyên nhân cụ thể ở chương 2, góp phần định hướng phát triển cho các ngân hàng TMCP tư nhân trên địa bàn TP.HCM trong tương lai.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN DO VAY TÍN CHẤP CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TƯ NHÂN VIỆT NAM TẠI TP.HCM. 2.1. THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN DO VAY TÍN CHẤP CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP TƯ NHÂN TP.HCM.

Nền kinh tế thế giới vừa trải qua những biến động của cuộc suy thoái. Từ năm 2007 trở về trước nền kinh tế tăng trưởng khá tốt tạo điều kiện cho hoạt động NH phát triển nhanh và mạnh. Nhưng đến năm 2008, nền kinh tế gặp phải khủng hoảng đã gây ra không ít khó khăn cho các NH nói chung cũng như các NH TMCP nói riêng. Với tình hình như vậy, hoạt động tín dụng của các NH TMCP tư nhân VN cũng được phân tích ở hai giai đoạn kinh tế khác nhau để đem lại cái nhìn tổng thể hơn về tình hình nợ quá hạn ở hai giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại tp.hcm (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)