Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ (Trang 42 - 44)

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PTNT Tân Kỳ

2.1.5Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2008 – 2010, nền kinh tế huyện Tân Kỳ đã trải qua rất nhiều biến động do ảnh hưởng từ các biến động của nền kinh tế nước ta. Đặc biệt là vào năm 2008, khi giá cả tăng cao gây áp lực tăng lạm phát làm tăng lãi suất, dịch cúm gia cầm, sâu bệnh, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, và cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên toàn thế giới vào cuối năm 2008…Trước những thách thức như vậy, năm 2009 – 2010, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ đã bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT Nghệ An xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, chủ động mở rộng quy mô kinh doanh, xác định đúng đắn các chỉ tiêu phấn đấu của toàn chi nhánh, đề ra nhiều giải pháp sát thực, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao. Bên cạnh đó, nhờ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, của Ngân hàng cấp trên, sự phối hợp của các ngành đoàn thể đã tạo thuận lợi cho cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng .

2.1.5.1 Những mặt làm được trong thời gian gần đây

Ngân hàng luôn triển khai đề án kinh doanh được liệt, bám sát định hướng của ngành, trong huy động vốn đã đa dạng hóa các loại kể cả tiền gửi dự thưởng, tiền gửi bậc thang, tiền gửi góp, chú trọng trong khâu tuyên truyền quảng bá, đặc biệt tập trung huy động tiền gửi dân cư. Trong giai đoạn này, chỉ tiêu huy động nguồn vốn xác định là khó khăn, nhưng nhờ những biện pháp tích cực này mà kết quả đạt được trong năm 2008 nguồn vốn huy động tăng 51%, tiền gửi dân cư không ngừng tăng trưởng ổn định và chiếm 74% tổng nguồn vốn và năm 2009 là 83,3%, 2010 là 85%. Trong năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 102% kế hoạch vượt 4,651 triệu đồng.

Ngân hàng cũng thực hiện khoán huy động vốn đến người lao động, quyết tâm hoàn thành theo mức kế hoạch, thưởng phạt phân minh.

Công tác đầu tư tín dụng có chọn lọc, tăng trưởng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro mất vốn. Linh hoạt trong điều hành, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay lãi suất thỏa thuận để tăng cường năng lực tài chính. Tăng trưởng tín dụng qua các năm đều đạt 100% kế hoạch đề ra: năm 2008 đạt 16,5%; năm 2009 đạt 17,6%; năm 2010 là . Dư nợ cơ cấu hợp lý, suất đầu tư tăng lên, chất lượng tín dụng tốt hơn, nợ quá hạn các năm đều nhỏ hơn 0,7% tổng dư nợ, đáp ứng vốn kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương

Kết quả thu khá nhờ công tác dự báo, sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự đồng tình của khách hàng

Ngân hàng luôn thực hiện tốt các quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, từ việc công khai hóa từ khâu kế hoạch, tài chính, tiền lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, làm cho nội bộ đoàn kết thống nhất cao, tập trung xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Công tác chỉ đạo điều hành có hiệu quả, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong điều hành đã tạo cho các phòng chủ động sáng tạo trong công việc, chú trọng công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, thường xuyên tổ chức kiểm tra thường kỳ, đột xuất và tiến hành đổi địa bàn cần thiết. Qua kiểm tra đã phát hiện được các trường hợp sai phạm đạ được xử lý nghiêm, giải quyết đơn thư đúng trình tự

Công tác thi đua khen thưởng luôn được quan tâm đúng mực, các phong trào thi đua được phát động có nội dung và được tập thể các phòng ban hưởng ứng nhiệt tình xem đó là động lực thúc đẩy cho phong trào hoàn thành tốt nhiệm vụ được tỉnh công nhận là đơn vị xuất sắc.

2.1.5.2 Những mặt còn hạn chế

Nguồn vốn các năm đều đạt kế hoạch nhưng vẫn không vững chắc, cá biệt có phòng giao dịch hoàn thành kế hoạch còn thấp nguyên nhân là do mỗi cán bộ chưa thực sự quan tâm đến công tác huy động vốn từ dân cư, tỷ lệ tiền gửi dân cư không đạt kế

hoạch. Nguồn vốn huy động còn hạn hẹp với những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, chưa thu hut được những nguồn vốn lớn của tổ chức cá nhân khác.

Chất lượng tín dụng còn đạt tỷ lệ thấp, nợ không sinh lời còn ở chỗ này chỗ khác, 1 số nơi chất lượng tín dụng chưa đảm bảo như phòng giao dịch Tân An, phòng giao dịch Cừa…. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng thực tế là do được xử lý rủi ro ( trong năm 2010 đã xử lý rủi ro 1,441 triệu đồng) và cân đối nội bảng vẫn còn những khoản nợ không sinh lời, tiềm ẩn nợ quá hạn còn cao.

Tài chính thu khá nhưng thu rủi ro chưa mạnh, có địa bàn thu lãi còn để tồn đọng nhiều. Nguồn thu nhập chủ yếu vẫn lệ thuộc vào thu hoạt động tín dụng, thu dịch vụ, thu rủi ro đạt thấp.

Công tác xây dựng, quản lý kế hoạch đôi lúc chưa thực sự linh hoạt, nhạy bén. Công tác quản lý cán bộ còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đang còn nhiều bất cập, việc tuân thủ quy trình, nội quy, chế độ cơ quan, của ngành thực hiện chưa nghiêm túc cả trong công tác kế toán, ngân quỹ lẫn tín dụng.

Trình độ cán bộ chưa đồng đều, đang có nhiều hạn chế như trình độ tin học, năng lực thẩm định quản lý khách hàng còn buông lỏng, thiếu phương pháp làm việc khoa học, đặc biệt một số cán bộ chưa thực sự tâm huyết với ngành với nghề, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp kém, vi phạm nội quy, quy chế của nghành, làm mất hình ảnh của đơn vị ngân hàng.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng DN vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ (Trang 42 - 44)