Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PTNT Tân Kỳ
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu định lượng.
Theo số liệu thống kê tính đến năm 2008 số lượng DNVVN là khoảng 335000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 97% trong tổng số các doanh nghiệp trên toàn quốc.
Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, và 26% lực lượng lao động trong cả nước.
Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay hoạt động trong một phạm vi không gian rất nhỏ nên trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp thường khá yếu kém. Kỹ năng sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình. Vì vậy khả năng lập kế hoạch kinh doanh tổ chức và triển khai hoạt động sản xuất còn mang tính chất chủ quan. Mỗi khi có sự thay đổi về môi trường kinh doanh, bộ phận doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn để thích ứng với môi trường. Thời điểm hiện tại khi mà Việt Nam mới gia nhập WTO, rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Đó là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp trong nước có một môi trường cạnh tranh và học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó trình độ công nghệ tiên tiến khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất những mặt hàng chất lượng có giá trị công nghệ cao để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như cạnh tranh thị phần hàng hóa với các nước khác trên thế giới. Nhất là các DNVVN luôn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn làm hạn chế khả năng quảng bá, tiếp cận thị
trường trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó các DNVVN còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin đặc biệt là thông tin kinh doanh. Những nguồn thông tin về thị trường đầu vào như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu... Hay những thông tin về môi trường kinh doanh như hệ thống pháp luật, các văn bản liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được cập nhật nên dẫn tới hậu quả là nhiều DNVVN bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Cũng chính từ những yếu kém mang tính chủ quan này khiến cho các DNVVN không chiếm được lòng tin của các ngân hàng trong việc vay vốn hay trong các quan hệ giao dịch về đất đai. Hầu hết các DNVVN đều có nhu cầu vay vốn cao để đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật nhưng đều vướng phải những hàng rào khó vượt qua về tài sản thế chấp nên rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Theo con số thống kê, hiện nay huyện Tân Kỳ có 52 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thương mại- dịch vụ , xây dựng và khai khoáng. Do chính sách và cơ chế kinh tế thông thoáng nên càng ngày, số lượng doanh nghiệp mở ra càng nhiều. Mặc dù ở một huyện miền núi nhưng kinh tế huyện Tân Kỳ đang ngày càng khởi sắc. Do đó, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng cũng phát triển theo xu hướng kinh tế, góp một phần lớn trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của kinh tế huyện.
2.2.2.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay và tỷ trong các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 2. 4 Doanh số cho vay dn vừa và nhỏ phân theo thời hạn.
( Đơn vị : Triệu đồng )
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
Ngắn hạn 11243 100 25779 80.7 33950 80.6
Trung, dài hạn 0 0 6180 19.3 8150 19.4
Tổng số 11243 100 31959 100 42100 100
Bảng số liệu trên cho thấy:
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DN vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm.Cụ thể:tăng từ 11243 năm 2008 lên 25779 năm 2009 và 33950 năm 2010.Ngược lại, doanh số cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ là 0% năm 2008, năm 2009 19.3% và năm 2010 tăng lên 19.4%.
Điều này dược lí giải do một số nguyên nhân sau:
Về phía DNVVN với đặc điểm là nguồn vốn nhỏ và hoạt động kinh doanh mang tính không ổn định nên thường xuất phát nhu cầu vốn lưu động lớn.Vì vậy, chủ yếu đi vay vốn ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động cho việc mua sắm nguyên vật liệu, trả lương công nhân viên.
Mặt khác, về phía ngân hàng, không muốn cho vay trung dài hạn do hoạt động của DNVVN hoạt động còn nhiều bất cập, ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng .Vì vậy, với ngân hàng, việc giảm thiểu cho vay trung dài hạn đối với DNVVN luôn gắn liền với lợi ích của ngân hàng.
Điều đó không có nghĩa là DNVVN không được "ưu ái” vay vốn trung dài hạn mà tín dụng đối với DNVVN vẫn chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, với hạn mức được tính chung cho cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh như sau:
HMTD = (Chi phí sản xuất cần thiết trong kỳ: Vòng quay vốn lưu động)- Vốn tự có và coi như tự có- Các khoản huy động khác
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Tài sản lưu động dự trữ bình quân
Qua quá trình áp dụng thực tế trong việc xác định hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn phát sinh một số vướng mắc và dẫn đến cách tính trên có bất cập so với thực tế.
Theo công thức trên vòng quay VLĐ dựa vào trong một số yếu tố là Tài sản lưu động dự trữ bình quân trong năm, thực tế trong kinh doanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không phải thời điểm nào dự trữ Tài sản lưu động cũng bằng
nhau, mà có quý cao, quý thấp, nên hạn mức tín dụng ở công thức trên chỉ là hạn mức tín dụng bình quân trong năm.
Trong khi đó mục 7 điều 3 quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng
đối với khách hàng ban hành theo quy định 284/2002/QĐ-NHNN ngày 25/8/2002 của Thống đốc Ngân hàng có nghi "Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trong một thời gian nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng". Hoặc tại khoản 2 điều 16 quy định" cho vay theo hạn mức tín dụng là tổ chức tín dụng và khách hàng xác định đã thoả thuận theo một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng vay vốn theo hạn mức nếu sử dụng công thức trên (hạn mức bình quân) và quản lý hạn mức trong quy trình vay vốn thì trong những thời điểm nhất định sẽ không đáp ứng nhu cầu vốn cho đối tượng khách hàng này buộc phải điều chỉnh hạn mức tín dụng, đặc biệt là trong thời điểm nhu cầu vốn dự trữ tăng cao trong năm.
Bảng 2.5 Doanh số cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp.
( Đơn vị : Triệu đồng )
Chỉ tiêu Năm2008 Năm2009 Năm2010
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
Doanh nghiệp lớn 0 0 0 0 0 0
DNVVN 11243 100 31959 100 42100 100
Công ty CP 9106 81 24024 75.2 24800 58.9
Công ty TNHH 1012 9 3625 11.3 8660 20.6
Doanh nghiệp tư nhân 1125 10 4310 13.5 8640 20.5
( Nguồn : Báo cáo tín dụng doanh nghiệp 2008-2010 )
Ở địa bàn huyện Tân Kỳ chỉ có một doanh nghiệp lớn là nhà máy đường Sông Con. Tuy nhiên Nhà máy đường Sông Con là khách hàng truyền thống của ngân hàng Công Thương . Nên không có doanh số cho vay đối với doanh nghiệp lớn .
Nguyên nhân là chi nhánh ngân hàng Tân Kỳ còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của công ty. Ví dụ, Giám đốc chi nhánh chỉ có thẩm quyền kí hợp đồng tín dụng dưới 10 tỷ, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn hạn chế, thông tin thẩm định còn thiếu… Còn về doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh số cho vay vẫn tăng mạnh về giá trị tuyệt đối năm 2010 tăng 3,75 lần so với năm 2008, tỷ trọng doanh số vẫn là 100%.
Qua bảng 2.2 cho thấy, doanh số cho vay ở tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng về tuyệt đối . Trong năm 2009, doanh số cho vay đối với Công ty CP tăng một cách đột biến từ 9106 năm triệu đồng lên 24024 triệu đồng. Lí do là năm 2009 là một năm mà kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng. Cơ chế chính sách kinh tế trở nên thông thoáng hơn, môi trường phát triển năm 2008 thúc đẩy các công ty tăng cường đầu tư phát triển. Tuy nhiên, về giá trị tương đối thì tỉ trọng cho vay đối với Công ty CP lại giảm, cụ thể là tỷ trọng 2008 là 81% ; năm 2009 còn 75,2% đến năm 2010 là 58,9% . Tỷ trọng cho vay đối với DN tư nhân và Công ty TNHH thì lại tăng mạnh. Đối với công ty TNHH từ 1012 triệu ứng với 9% năm 2008 tăng lên 3625 triệu đồng tương ứng với 11,3% năm 2009 , năm 2010 doanh số cho vay là 8660 triệu đồng ứng với 20,6 % . Và tốc độ doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân cũng tăng nhanh . Lí do là tỉ trong cho vay đối với 2 loại hình doanh nghiệp này còn ít, và trong thời gian gần đây, số lượng công ty mở ra nhiều, nhu cầu vốn tăng. Do đó với mức tăng tuyệt đối thấp nhưng tốc độ tăng tỉ trọng lại cao.
Nhìn chung, tốc độ tăng doanh số cho vay của chi nhánh cao, đạt chỉ tiêu của tỉnh đề ra mặc dù kinh tế nước ta đang trong thời kì khủng hoảng, biến động lãi suất khó lường.
2.2.2.2 Chỉ tiêu thu nợ
Để đánh giá chất lượng của các khoản tín dụng ta cần phải xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Chất lượng tín dụng của chi nhánh đảm bảo khi các khoản tín dụng đến hạn phải được thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi
Bảng 2.6 Doanh số thu nợ phân theo thời gian
Chỉ tiêu thu nợ 2008 2009 2010 Số Tiền 2008/ 2007 Số Tiền 2009/ 2008 Số Tiền 2010/ 2009 Ngắn hạn 9520 125% 12815 134% 31515 246% Trung, dài hạn 1225 115% 2350 4300 183% Tổng số 10745 121% 15165 159% 35815 236%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh)
Các chỉ tiêu doanh số thu nợ đều tăng qua 3 năm, cụ thể là tổng doanh số thu nợ đến 31/12/2010 đạt 35815 triệu đồng tăng 136% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 4300 triệu đồng tăng 83%, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 31515 triệu đồng tăng 146%. Các con số đạt được năm 2010 là rất ấn tượng bởi lẽ khủng hoảng kinh tế năm 2008và 2009 đã tác động rất lớn đến doanh nghiệp quốc doanh lẫn ngoài quốc doanh, tuy con số chưa công bố cụ thể nhưng có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu trả nợ, có doanh nghiệp giải thể, phá sản, nhưng bức tranh thu nợ của Chi nhánh rất khả quan, đặc biệt các khoản thu trung dài hạn gia tăng rất đáng kể. Sự gia tăng này có tác động rất tốt đến công tác cho vay khi ngân hàng ngoài những khoản huy động còn có sụ hỗ trợ từ nguồn thu hồi nợ. Cũng theo bảng ta thấy, ngân hàng có chủ trương cho vay ngắn hạn, bởi vì tình hình kinh tế có nhiều biến động sâu sắc, khó dự đoán. Chi nhánh chỉ khuyến khích các khoản vay ngắn hạn để giảm rủi ro về thu hồi nợ và rủi ro về biến động lãi suất. Cụ thể năm 2009, tỉ trọng nợ ngắn hạn là 84,5% còn năm 2010, tỉ trọng nợ ngắn hạn là 88%. Mặt khác, cũng có những khoản cho vay trung và dài hạn chưa đến hạn nên doanh số thu nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ.
Qua 3 năm, doanh số thu nợ của chi nhánh chủ yếu từ nguồn ngắn hạn. Doanh số thu nợ của các khoản cho vay ngắn hạn đảm bảo tốt do khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên việc các khoản tín dụng trung dài hạn chưa đến hạn thanh toán sẽ là bất lợi với ngân hàng nếu nhu cầu vay vốn trung dài hạn gia tăng. Để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng chi nhánh cần có các biện pháp huy động các nguồn trung dài hạn để cho vay.
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm. Dư nợ phản ánh số tiền khách hàng còn nợ tại một thời điểm nhất định. Hiện nay, các Ngân hàng quốc tế nói chung và Ngân hàng Việt Nam nói riêng đều dùng chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô của tín dụng, qua đó phần nào phản ánh chất lượng tín dụng.Có thể thấy tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh qua việc phân tích các bảng số liệu sau:
Bảng 2. 7 Tình hình dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn
Đơnvị: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
Ngắn hạn 7243 100 19072 76,9 18730 66
Trung, dài hạn 0 0 5742 23,1 9593 34
Tổng số 7243 100 24814 100 28323 100
( Nguồn :Báo cáo tín dụng năm 2008-2010 )
Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua là khách hàng chủ yếu của chi nhánh, tuy còn nhiều khó khăn như cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua nhưng dư nợ của thành phần này tại CN liên tục tăng qua các năm; trong đó, doanh số dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tuy có giảm dần về tỷ trọng so với dư nợ trung-dài hạn nhưng vẫn chiếm trên tỷ lệ cao. Cụ thể: doanh số dư nợ DNVVN tăng từ con số 7243 trđ thời kỳ 31/12/2008 lên 24814 trđ năm 2009 và lên tới 28323 trđ năm 2010; trong đó: doanh số dư nợ ngắn hạn tăng từ 7142 trđ tương ứng 100% năm 2008 lên 19072 trđ năm 2009 tương ứng76,9 %, năm 2010 giảm xg 18730trđ tương ứng với 66%; Doanh số dư nợ trung và dài hạn tăng tuyệt đối và cũng tăng về tương đối qua các năm.
Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
-. Những vướng mắc về thủ tục pháp lý cũng như những điều kiện vay vốn đối với bộ phận doanh nghiệp VVN đã làm cho việc cho vay vốn đối với loại dn này này
mang tính rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp và việc phát mại tài sản cũng gặp nhiều khó khăn.
- Bên cạnh đó những hạn chế này còn xuất phát từ chính bản thân DNVVN mà vấn đề vướng mắc nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tính khả thi, hiệu quả của từng dự án của khu vực này còn thấp chưa tạo ra được sự thuyết phục đối với Ngân hàng.
-Hơn nữa, hoạt động của DNVVN chưa đạt hiệu quả cao, đa số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, nợ nần chồng chất, xuất hiện nhiều công ty
“ma”. Bên cạnh đó là sự quản lý yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu mang tính chất “gia đình”, việc hạch toán kế toán chưa đúng quy định, chưa mang tính đồng bộ, khoa học. Những doanh nghiệp có đủ điều kiện thế chấp vay vốn chẳng hạn thì khi vay được vốn họ không muốn cho cán bộ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của họ. Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng không muốn thế chấp tài sản để vay vốn, họ chỉ muốn vay vốn dựa vào tình hình tài chính và số tiền sẽ thu được trong tương lai của họ nhờ bán sản phẩm.Với những vướng mắc như vậy, quan điểm của Ngân hàng và doanh nghiệp không đồng nhất với nhau nên việc cho vay vốn càng gặp khó khăn.
-DNVVN thường chỉ được vay vốn ngắn hạn, còn vốn trung dài hạn rất ít.
Nguyên nhân dẫn đến việc cho vay dài hạn của DNVVN tại Chi nhánh còn kém bởi lẽ họ không đảm bảo được các điều kiện vay vốn. Tỷ lệ dự án không được vay vốn do không đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết là không nhỏ, một số điều kiện mà các doanh nghiệp thường không thoả mãn được là:
- Không bảo đảm tỷ lệ vốn tự có / tổng vốn đầu tư vào dự án