Phân tích cơ cấu lao động 1 Cơ cấu lao động theo độ tuổ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 26)

2.2.2.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong Chi nhánh được thể hiện cụ thể ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

STT Năm

Số lượng lao động (Người)

Tổng < 30 tuổi 30 – 45 tuổi > 45 tuổi

1 Năm 2011 150 83 49 18

2 Năm 2012 176 98 57 21

3 Năm 2013 213 125 62 26

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Từ bảng trên, ta có thể thấy nhân lực trong Chi nhánh đa số còn trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 55,33% (năm 2011), 55,68 (năm 2012) và 58,69% (năm 2013) trong tổng số cán bộ công nhân viên trong từng năm tương ứng. Tỷ lệ cán bộ nhân viên dưới 30 tuổi cùng với tỷ lệ cán bộ công nhân viên từ 30 tuổi đến 45 tuổi và trên 45 tuổi cũng tăng theo từng năm.

Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng lao động theo độ tuổi

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Qua biểu đồ đường về tăng trưởng lao dộng theo độ tuổi ta thấy, mức độ tăng trưởng của nguồn nhân lực trong độ tuổi dưới 30 tăng rất nhanh, còn độ tuổi từ 30 – 45 và trên 45 thì tăng ở mức trung bình và chậm. Rõ ràng, kết cấu lao động trẻ là một lợi thế của Chi nhánh bởi sức trẻ, sự nhiệt huyết với công việc, khả năng tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, tuổi đời trẻ khiến cho đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, tính ổn định trong công việc thấp, dễ dàng thay đổi công việc ở tổ chức khác điều này góp phần làm ảnh hưởng tới két quả công việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 26)