Kiến nghị với Nhà nước và Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 42 - 44)

Nam

Trong quá trình hoạt động kinh doanh và dịch vụ, Chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng – Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn mà Chi nhánh không tự giải quyết được , đòi hỏi phải có sự can thiệp từ phía Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) hoặc từ phía Nhà nước. Chi nhánh là một trong các đơn vị thành viên của VINAINCON, đồng thời cũng là một thực thể trong nền kinh tế nên phải hoạt động theo một khuôn khổ của Pháp luật cũng như những quy định của Tổng công ty. Do đó, ngoài các biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của Nhà nước và Tổng công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Vậy để có thể tồn tại và phát triển thì đối với Chi nhánh ngoài những nỗ lực của bản thân, Chi nhánh cần có các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước và Tổng công ty:

Phía Nhà nước

- Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực: Nhà nước tạo những hành lang pháp lý, luật về

lao động rõ ràng, minh bạch để doanh nghiệp có cơ sở xây dựng các chính sách phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

- Nhà nước hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp: Mặc dù trong thời gian qua hoạt động

kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả, song để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, mạng lưới kinh doanh của Chi nhánh thì vấn đề về vốn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt ra. Do đó, để tạo điều kiện cho Chi nhánh phát triển hơn nữa thì Nhà nước cần hỗ trợ về vốn để Chi nhánh có thể đủ khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn hiện tại, tạo khả năng phát triển, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực kinh doanh. Nhà nước có thể giảm thời gian và lãi suất trả nợ vốn, đồng thời cải tiến thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện của Chi nhánh. Những hỗ trợ của Nhà nước sẽ giúp cho kinh phí đào tạo của doanh nghiệp luôn được đảm bảo, nhờ đó mà công tác đào tạo được hiệu quả hơn.

- Cải cách giáo dục và đào tạo: Nhằm tạo ra nguồn vốn nhân lực có kỹ năng, trình độ

chuyên môn cao giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đào tạo lại, cung cấp cho doanh nghiệp nguồn lao động có chất lượng hơn. Nhà nước cần tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng, kỹ năng làm việc, thích ứng với công việc, với công nghệ mới, đảm bảo đồng bộ giữa yếu tố lao động – vốn – công nghệ. Nhà nước nên tăng cường hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong giáo dục và đào tạo.

Phía Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam

- Thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ, các buổi hội thảo, thảo luận về nguồn nhân sự: Nhằm tạo cho thành viên chủ chốt, các cán bộ quản lý của Chi nhánh có thể tiếp

xúc, trao đổi trực tiếp với những thành viên chủ chốt, cán bộ quản lý của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty về vấn đề nhân lực. Điều này không chỉ giúp cho Chi nhánh mà còn giúp các đơn vị thành viên khác trong vấn đề quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực.

- Thường xuyên luân chuyển công tác của một số nhân viên từ Tổng công ty xuống Chi nhánh, hoặc từ các công ty con khác sang Chi nhánh với trình độ và kỹ năng tương tự và ngược lại: Điều này giúp cho nhân viên có khả năng thích ứng được với mỗi môi

trường và trong từng hoàn cảnh công khác nhau. Không những vậy, điều này còn giúp cho họ có thêm được nhiều kinh nghiệm hơn khi làm việc với từng môi trường mới để có thể đối phó với từng tình huống có thể xảy ra sau này.

- Tổng công ty cần tạo điều kiện về cơ hội thăng tiến từ Chi nhánh hoặc các công ty con lên Tổng công ty hơn nữa: Được làm việc trong môi trường mới, hơn nữa lại là Tổng

công ty có thể khuyến khích người lao động bộc lộ được hết khả năng của mình. Không những vậy, điều này còn giúp họ có thể nâng cao năng lực tự học hỏi, kiến thức chuyên môn,…nhằm phục vụ cho chính công việc của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 42 - 44)