Tỷ lệ sở hữu nhà nước và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4. Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời

2.4.2.1. Tỷ lệ sở hữu nhà nước và khả năng sinh lời

Theo Micco và ctg (2004), các NHTM cổ phần tư nhân dưới sự giám sát chặt chẽ của thị trường vốn nên có kết quả kinh doanh tốt hơn; trong khi đó, các NHTM cổ phần nhà nước do thiếu vắng sự giám sát này cộng với ảnh hưởng của các yếu tố chính trị nên có thể hoạt động kém hiệu quả hơn.

Ngoài ra, lý thuyết lựa chọn công cộng, dựa trên các giả thuyết về tính tư lợi, tối đa hóa thỏa dụng, nhận định mục đích của các chính trị gia không hẳn là tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa thỏa dụng cá nhân và chính trị; lý thuyết về quyền sở hữu nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trong việc xác định kết quả kinh doanh nên tại các NHTM nhà nước đa phần các mục tiêu chính trị được theo đuổi thay vì việc tối đa hóa lợi nhuận. Trần Việt Dũng (2014) nhận định điều này khiến cho hiệu quả kinh tế của NHTM nhà nước bị giảm sút so với các NHTM thông thường. Hiện nay, vốn nhà nước tại các NHTM cổ phần nhà nước đang được nắm giữ với tỷ lệ chi phối rất lớn. Do đó, ngoài hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng này còn phải đảm nhận thêm vai trò là công cụ thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội khác của nhà nước. Từ đó, có thể nhận định các NHTM cổ phần nhà nước sẽ có kết quả kinh doanh kém hơn các NHTM cổ phần tư nhân.

Sun và Tong (2003) đã tìm ra tác động ngược chiều của sở hữu nhà nước đối với hiệu suất doanh nghiệp ở Trung Quốc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Kiruri (2013) cũng cho ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu nhà nước đối với khả năng sinh lời của 43 NHTM Kenya giai đoạn 2007 – 2011. Khi nghiên cứu dữ liệu tại 22 NHTM

Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012, Trần Việt Dũng (2014) cũng có cùng kết quả về tác động âm của sở hữu nhà nước lên khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và khả năng sinh lời được tóm tắt trong Bảng 2.2. Dấu “-” thể hiện mối quan hệ nghịch biến của sở hữu nhà nước đối với khả năng sinh lời.

Bảng 2.2. Nghiên cứu trước đây về sở hữu nhà nước và khả năng sinh lời Tác giả Micco và ctg (2004) Seelanatha (2010) Kiruri (2013) Trần Việt Dũng (2104)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các tài liệu tham khảo

Tại Việt Nam, dư nợ vay của các doanh nghiệp nhà nước tại các NHTM cổ phần nhà nước rất lớn, trong khi đó các doanh nghiệp này thường được nhận định hoạt động không hiệu quả dẫn đến khả năng sinh lời kém hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước thường là các tập đoàn, tổng công ty lớn nên lãi suất cho vay thường rất thấp. Điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM cổ phần nhà nước. Mặt khác, là công cụ truyền tải các kênh chính sách của Chính phủ, ngoài hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, các NHTM cổ phần nhà nước còn phải đảm nhận thêm vai trò là công cụ thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội khác của nhà nước; các ngân hàng này thường phải thực hiện đầu tư vào nhiều dự án mang tính xã hội cao nên lợi suất từ những dự án trên thấp, dẫn đến khả năng sinh lời của ngân hàng sụt giảm so với các NHTM thông thường.

Từ những phân tích và kết quả thực nghiệm từ các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận định NHTM có sở hữu nhà nước được kỳ vọng có khả năng sinh lời thấp hơn NHTM không có sở hữu nhà nước.

Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H2: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, NHTM có sở

hữu nhà nước có khả năng sinh lời thấp hơn NHTM không có sở hữu nhà nước.

Một phần của tài liệu Tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w