Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4. Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời

2.4.2.2. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và khả năng sinh lời

Một số nghiên cứu cho thấy việc sở hữu bởi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Claessens và Djankov, 1999; Kobeissi và Sun, 2010). Nghiên cứu của Uwuigbe và Olusanmi (2012) đã kết luận hiệu quả tích cực của sở hữu nước ngoài cho hoạt động của doanh nghiệp nhờ vào kỹ năng, kỹ thuật mới mà cổ đông nước ngoài mang đến đem lại sự hiệu quả hơn trong quản lý. Nghiên cứu của Micco và ctg (2004) cũng cho kết luận về tác động tích cực của vốn sở hữu nước ngoài đến chỉ số sinh lời của ngân hàng.

Kiruri (2013) cho rằng mặc dù các cổ đông nước ngoài có khả năng giám sát tốt và có tác động tích cực đối với kết quả kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên tác động này chỉ ở mức vừa phải. Lý do là các cổ đông ngoại luôn nhắm đến mục tiêu lợi nhuận và khả năng thanh khoản của dòng vốn đầu tư; do đó, họ không mặn mà trong mối quan hệ ràng buộc lâu dài với các ngân hàng; điều này dẫn đến một kết quả tất yếu, khi kết quả kinh doanh xấu đi, các cổ đông nước ngoài không muốn tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.3 tóm tắt một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ tác động giữa sở hữu nước ngoài và khả năng sinh lời. Dấu “+” thể hiện tác động cùng chiều giữa sở hữu nước ngoài và khả năng sinh lời còn “in” thể hiện sở hữu nước ngoài không có tác động mang ý thống kê đối với khả năng sinh lời.

Bảng 2.3. Nghiên cứu trước đây về sở hữu nước ngoài và khả năng sinh lời

Tác giả Micco và ctg (2004) Athanasoglou và ctg (2008) Kiruri (2013) Nguyễn Hồng Sơn và ctg (2014) Trần Việt Dũng (2104)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các tài liệu tham khảo

Theo nhận định của tác giả, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các NHTM Việt Nam phần lớn của các cổ đông chiến lược, hầu hết các cổ đông này đều tham gia (cử đại diện tham gia) điều hành hoạt động của ngân hàng. Mặt khác các cổ đông chiến lược này chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần do mình sở hữu sau một khoảng thời gian nhất định (5 năm sau khi trở thành cổ đông chiến lược) nên sẽ có mối quan hệ gắn kết tương đối lâu dài với các ngân hàng. Do đó, với các lợi thế về kinh nghiệm trong quản lý và tiềm lực tài chính, nghiên cứu kỳ vọng tỷ lệ vốn chủ sở hữu nước ngoài có mối tương quan dương với khả năng sinh lời của NHTM. Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H3: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, NHTM có sở

hữu nước ngoài có khả năng sinh lời lớn hơn NHTM không có hiện diện của cổ đông ngoại.

2.4.3. Tăng vốn và khả năng sinh lời

Lý thuyết tín hiệu cho rằng khi doanh nghiệp được dự báo sẽ có triển vọng hoạt động tốt, nhà quản lý (vì quyền lợi của các cổ đông hiện tại) sẽ không muốn chia sẻ lợi nhuận với những chủ sở hữu mới, và việc tăng vốn từ phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu cũng cho thấy tín hiệu về lợi nhuận tốt trong tương lai của

ngân hàng. Với việc tăng vốn này, nhà quản trị đang phát đi một thông điệp đầy hứa hẹn cho các khách hàng và nhà đầu tư về tiềm năng của ngân hàng trong thời gian sắp tới. Điều này có thể giúp ngân hàng củng cố vị thế, uy tín, gia tăng thị phần trên thị trường và đem về nhiều lợi nhuận hơn, mang hiệu quả tích cực đối với khả năng sinh lời của NHTM.

Ngoài ra, lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure – ES) cho rằng các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn và với khuynh hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale-Efficiency) thì mối quan hệ này được giải thích dựa trên lợi thế nhờ quy mô (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012). Olweny và Shipho (2011) cũng đồng ý rằng nhờ vào tính kinh tế theo quy mô, các ngân hàng lớn hơn có chi phí thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao hơn. Có thể thấy, vốn chủ sở hữu là cơ sở cho các hoạt động khác của ngân hàng như mua sắm tài sản mở rộng quy mô, huy động vốn, cho vay, cung cấp dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán… Chính vì vậy, việc tăng vốn phần nào đóng vai trò thúc đẩy ngân hàng trong việc gia tăng quy mô cho toàn bộ hoạt động còn lại và đến một lúc nào đó có thể đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và dễ dàng nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) đã cho kết luận tác động tích cực giúp cải thiện khả năng sinh lời của việc tăng vốn khi nghiên cứu mẫu 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014.

Với những lập luận trên, tác giả nhận định việc tăng vốn ngoài nhằm đảm bảo các quy định về vốn pháp định của nhà nước còn có thể giúp ngân hàng gia tăng khả năng sinh lời của mình. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số tốc độ tăng vốn điều lệ hàng năm để định lượng việc tăng vốn của các ngân hàng. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa việc tăng vốn và khả năng sinh lời của NHTM như sau:

Giả thuyết H4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, NHTM có tốc

Một phần của tài liệu Tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w