Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại Agribank Mộc Hóa (Trang 39 - 41)

Hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng nhiều hình thức như là tiền gửi tiết kiệm, tiền gởi của các tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu và vay các tổ chức tín dụng.

Bảng 4.1: Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2005 2006 Chênh lệch

2005 - 2006

ST TT % ST TT % ST %

Tiền gửi tiết kiệm 49.985 60,30 24.333 26,30 -25.652 -51,32

Tiền gửi các TCKT 29.553 35,68 36.278 39,21 6.725 22,76

Phát hành kỳ phiếu 3.288 3,97 31.911 34,49 28.623 870,53

Vay NH và các TCTD - - - -

Tổng cộng 82.826 100 92.522 100 9.696 11,71

Nguồn: Phòng tín dụng

Tiền gửi tiết kiệm trong năm 2005 chiếm 60,3% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động, tuy nhiên đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 26,3%.

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm năm 2006 giảm 51,32% so với năm 2005 làm cho số tiền huy động từ tiền gửi tiết kiệm giảm 25.652 triệu đồng.

Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng dần, năm 2005 chiếm 35,68% đến năm 2006 tăng lên đến 39,21%.

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 22,76 giữa năm 2006 so với năm 2005 làm cho số tiền tăng 6.725 triệu đồng.

Tiền phát hành kỳ phiếu tăng đột biến từ 3,97% lên đến 34,49% từ năm 2005 sang 2006.

Tốc độ tăng trưởng tiền phát hành kỳ phiếu của năm 2006 so với năm 2005 đạt 870,53% làm cho số tiền tăng lên 28.623 triệu đồng.

Lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân luôn vận động vào các hoạt động kinh tế, họ biết cách xoay vòng đồng vốn. Số vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích sinh hoạt cá nhân như mua sắm các mặt hàng tiêu dùng và sữa chữa, xây dựng nhà cửa. Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm giảm còn do nguyên nhân dịch hại, lũ lụt, năm nay không trúng mùa, người dân thất thu không có tiền.

Bênh cạnh đó Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng và các tổ chức phi Ngân hàng khác, đặc biệt là các tổ chức phi tín dụng đó là những tổ chức hụi, đây là đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất đối với các Ngân hàng đặc biệt là ở địa bàn huyện Mộc Hoá, có số tổ chức chơi hụi rất nhiều và lớn. Tuy không thống kê được con số thực tế nhưng về mặt huy động vốn có thể chiếm ưu thế hơn cả Ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện là tốt. Các tổ chức kinh tế gửi tiền này vào Ngân hàng để đảm bảo sự an toàn và sự tiện lợi trong việc thanh toán thông qua Ngân hàng với khách hàng của mình.

Việc phát hành kỳ phiếu phải có sự chỉ đạo từ Ngân hàng tỉnh và mong muốn của Ngân hàng huyện. Do đó, việc phát hành này nằm trong tầm của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. Đó là lý do mà số tiền huy động từ hình thức này tăng khá cao trong năm qua và cũng chứng tỏ vốn huy động không đảm bảo cho tín dụng nên cần phát hành kỳ phiếu.

Tóm lại, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gởi tiền tiết kiệm của dân chúng và tiền gởi của tổ chức kinh tế bằng cách đưa ra những phương thức dễ dàng để thực hiện các mục đích có tính chất xã hội.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại Agribank Mộc Hóa (Trang 39 - 41)