Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại Agribank Mộc Hóa (Trang 51 - 55)

Hiệu quả của hoạt động kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào mức cho vay, mà quan trọng là đồng vốn vay sử dụng có mang lại hiệu quả thiết thực hay không. Vì vậy, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá rất coi trọng công tác thu nợ.

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ dựa chỉ tiêu trên khách hàng

Chỉ tiêu ĐVT Kí hiệu 2005 2006

Số người KH a 107.076 125.031

Số tiền/lần thu/kh Trđ/lần/kh b 3,0356 3,0422

Thành tiền Trđ Q 325.039 380.370

Nguồn: Phòng tín dụng

Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hương đến doanh số thu nợ của Ngân hàng như sau

Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.8 ta có

Q = 380.370 – 325.039 = 55.331 triệu đồng. Vậy, doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 55.331 triệu đồng.

Doanh số thu nợ tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số lượng khách hàng (a), số tiền/lần thu/khách hàng (b).

Trong đó:

Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng a = a1b0 – a0b0

a = 125.031 x 3,0356 – 107.076 x 3,0422 = 53.797,4964 triệu đồng Vây, do số lượng khách hàng cuả Ngân hàng năm 2006 tăng so với 2005 là 17.995 khách hàng nên đã làm cho doanh số thu nợ tăng được 53.797,4964 triệu đồng.

Ảnh hưởng bởi nhân tố số tiền/lần thu/khách hàng của Ngân hàng b = a1b1 – a1b0

b= 125.031 x 3,0422 - 125.031 x 3,0356 = 1533,5036 triệu đồng

Vậy, do số tiền/lần thu/khách hàng của Ngân hàng năm 2006 tăng 0,0066 triệu đồng so với năm 2005 nên doanh số thu nợ tăng 1533,5036 triệu đồng.

0 20 40 60 80 2005 2006 Năm % Ngắn hạn Trung và dài hạn

Sự thay đổi của số tiền thu được trên 1 lần thu trong hai năm 2005 – 2006 không thay đổi nhiều doanh số thu nợ, mà doanh số thu nợ hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ tiêu số người đã được thu nợ. Số người được thu nợ trong năm 2006 tăng so với năm 2005 làm cho số tiền thu nợ tăng lên 53.797,4964 triệu đồng tăng 17,02% so với 2005. Tuy nhiên không giống doanh số cho vay, sự thay đổi tăng lên của cả hai chỉ tiêu số người và số tiền thu được trên 1 lần thu đều ảnh hưởng tốt đến doanh số thu nợ. Vì vậy cần tăng nhân tố số tiền thu được trên 1 lần thu bên cạnh việc tăng nhân tố số người đã được thu sẽ tốt hơn.

* Phân theo thời hạn cho vay

Gồm có doanh số thu nhập ngắn hạn và doanh số thu nhập trung và dài hạn.

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % Ngắn hạn 233.538 71,85 276.054 72,58 42.516 18,21 Trung và dài hạn 91.501 28,15 104.316 27,42 12.815 14,01 Tổng 325.039 100 380.370 100 55.331 17,02 Nguồn: Phòng tín dụng

Hình 4.6: Tỷ trọng doanh số thu nợ phân theo thể loại cho vay

Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 71,85% trong tổng cơ cấu, năm 2006 tăng lên 72,58%.

Tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 18,21% làm cho số tiền tăng lên 42.516 triệu đồng.

Năm 2005 doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 28,15% trong tổng cơ cấu, năm 2006 chiếm 28,42%.

Tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 14,01% làm cho số tiền tăng lên 12.815 triệu đồng.

Do Ngân hàng đã thẩm định và cho vay đúng đối tượng và có hiệu quả, mặt khác Ngân hàng thực hiện các biện pháp theo dõi đôn đốc khách hàng nhằm để cho khách hàng sản xuất có hiệu quả đồng thời cũng để thu nợ đúng hạn.

* Phân theo ngành kinh tế

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % CN – TTCN - - - - TM – DịCH Vụ 49.303 15,17 35.237 9,26 -14.006 -28,53 Nông-lâm-ngư nghiệp 275.736 84,83 345.133 90,74 69.397 25,17 Ngành khác - - - - Tổng 325.039 100 380.370 100 55.331 17,02 Nguồn: Phòng tín dụng

Năm 2005 tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 15,17% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2006 chỉ chiếm tỷ trọng 9,26%.

Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ giảm 28,53% làm cho số tiền giảm 14.006 triệu đồng.

Năm 2005 tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 84,83% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2006 chiếm 90,74%.

0 20 40 60 80 100 2005 2006 Năm % TM – DV Nông-lâm-ngư nghiệp

Tốc độ tăng trương ngành này năm 2006 đạt 25,17% so với năm 2005 làm cho số tiền tăng thêm 69.397 triệu đồng.

Hình 4.7: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Do tình hình thu nhập tăng những nhà đầu tư tư nhân, tiểu thương có tích luỹ cao hơn nhưng lại không đầu tư mở rộng, đồng thời huyện ưu tiên phát triển nông nghiệp để dần dần từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, cho nên cho vay đối tượng này giảm từ đó doanh số thu nợ này giảm.

Trong những năm gần đây kinh tế nông thôn phát triển đời sống văn minh hơn, đường sá thuận tiện hơn, do vậy việc đi lại của cán bộ tín dụng cũng thuận tiện hơn, hiểu và sâu sát với người nông dân hơn, việc này cũng thúc đẩy doanh số thu nợ ngành này tăng lên.

* Phân theo thành phần kinh tế

Sau khi tiến hành cho vay khi đến hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ với sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng và sự giúp đỡ hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng nhất là ý thức tự trả nợ vay khi đến hạn của khách hàng.

Năm 2005 tỷ trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 2,24%, năm 2006 tỷ trọng chỉ còn 1,95%.

Tốc độ tăng trưởng ngành này đạt 17,19%, làm cho số tiền tăng 1.090 triệu đồng.

Năm 2005 tỷ trọng của cá nhân , hộ sản xuất chiếm 97,76%, năm 2006 chiếm 98,05% trong doanh số thu nợ.

Tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 17,02% làm cho số tiền tăng thêm 54.241 triệu đồng.

0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 Năm % DN ngoài quốc doanh Cá nhân. hộ sản xuất

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % DNNN - - - -

DN ngoài quốc doanh 6.340 2,24 7.430 1,95 1.090 17,19

Cá nhân, hộ sản xuất 318.699 97,76 372.940 98,05 54.241 17,02

Tổng 325.039 100 380.370 100 55.331 17,02

Nguồn: Phòng tín dụng

Hình 4.8: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, lũ lụt,...nhưng giá cả ổn định, có nhiều chuyển biến tốt trong các chính sách của huyện, mức sống của cán bộ nhân viên tăng cao nên ảnh hưởng tốt đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

Tóm lại, mấy năm qua NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thu nợ khá thành công, đã thực hiện tốt thu nợ gốc và lãi góp phần tăng lợi nhuận Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại Agribank Mộc Hóa (Trang 51 - 55)