Khó khăn trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về đấu thầu.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

3. Đánh giá công tác đấu thầu tại UBND quận Hải An– Hải Phòng 1 Những kết quả đạt được.

3.2.1. Khó khăn trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về đấu thầu.

Đấu thầu mới xuất hiện ở Việt Nam nên các quy định, các quy chế đấu thầu còn nhiều bất cập chưa rõ ràng. Bên cạnh đó nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế cũ tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường nên chuyển sang việc mua sắm công khai, cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa người bán với nhau thì một số cán bộ cũ lại muốn bám riết lấy cơ chế cũ, lo sợ quyền hạn sẽ giảm. Đây là một khó khăn lớn trong việc đưa ra một văn bản pháp luật chung thống nhất. Sau một thời gian dài khi nhận thấy vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản bị thất thoát nhiều, ngày 12/2/1990 Quy chế đấu thầu xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT của Bộ trưởng bộ Xây dựng nhằm mục đích hướng dẫn và quản lý hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên nội dung của quy chế này còn đơn giản, sơ sài, các tiêu chí đánh giá HSDT còn sơ sài, thủ tục thực hiện rờm rà. Tháng 3/2004, bộ Xây dựng đã ban hành quy chế đấu thầu xây lắp để thay cho quy chế đấu thầu trong xây dựng. Đến 16/4/1994 Quy chế đấu thầu đầu tiên của Việt Nam được Thủ

tướng chính phủ ban hành với nội dung đầy đủ và bao quát, cụ thể hơn so với quy chế cũ. Qua một thời gian áp dụng, quy chế này thể hiện không ít những vướng mắc, năm 1996 quy chế này được sửa đổi và bổ sung lần 2 nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm yếu. Đến 1/9/1999 quy chế đấu thầu mới ra đời với những nội dung mới tiến bộ và phù hợp hơn. Việc quy chế đấu thầu thay đổi nhằm cho hoạt động đấu thầu được thực hiện ngày càng hòan thiện hơn, tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia cạnh tranh công bằng, tuy nhiên đôi lúc nó lại gây khó khăn cho các ban ngành áp dụng. Các cán bộ đấu thầu luôn bị gặp khó khăn vì chưa kịp quen với quy chế cũ thì lại phải thay đổi theo quy chế mới. Luật đấu thầu đầu tiên của Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/4/2006, tuy nhiên để thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho nhà nước trong việc quản lý hoạt động đấu thầu và tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia cạnh tranh lành mạnh cũng như để hạn chế và có những chế tài xử lý vi phạm của các bên tham dự thầu thì cần phải được hoàn thiện hơn nữa về nội dung và nâng cao về mặt pháp lý.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)