I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Đại La
1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
1.1. Lịch sử hình thành.
Công ty cổ phần Đại La nguyên là Xí nghiệp gạch ngói Văn Điển được
Nhà nước cấp đất xây dựng từ năm 1969 và chính thức thành lập năm 1971, với chức năng chuyên sản xuất gạch ngói đất sét nung trên lò thủ công. Xí nghiệp trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội, chịu sự quản lý cả về quản lý Nhà nước và quản lý chức năng. Hàng năm Xí nghiệp thực hiên chỉ tiêu pháp lệnh trên giao và được cụ thể hóa bằng các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa về số lượng, chất lượng được phân đều cho các tháng, quí trong năm.
Tên công ty : Công ty Cổ phần Đại La.
Tên giao dịch quốc tế: Dai La joint stock company. Tên viết tắt: DAILACO.
Đơn vị chủ quản: Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Trụ sở chính: Vĩnh Quỳnh- Thanh Trì – Hà Nội.
Giám đốc công ty : Hoàng Văn Bình. Tel: (04) 6881372- (04) 6881373. Fax : (04) 6883229.
Từ năm 1971 đến 1980 công ty sản xuất trên dây chuyền lò liên hoàn với công suất 16 triệu viên/năm và là một trong những nhà máy sản xuất đất sét nung lớn nhất cả nước.
Từ 1981 đến 1998 sản xuất trên dây chuyền lò đứng với sản phẩm gạch đặc máy Văn Điển truyền thống.
Theo xu thế đổi mới, nền kinh tế bước vào cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Xí nghiệp gạch ngói Văn Điển tiến hành tổ chức lại để phù hợp với tình hình mới. Tháng 2/1999 công ty đã đưa dây chuyền đồng bộ lò nung tuynel vào sản xuất với chi phí là 6 tỷ VND, và đổi tên công ty thành
Công ty vật liệu và xây dựng Đại La (Ngày 29/01/1999 theo quyết định số
573/QĐ-UB của UBND thành phố HN).
Tên Công ty Cổ phần Đại La chính thức được công nhận và đi vào hoạt động theo quyết định số 6700/QĐ-UB ngày 12/10/2004. Đơn vị chủ quản cấp trên của công ty nay là Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị, và chủ yếu là quản lý về chức năng. Tổng công ty hoạt động theo hình thức Công ty mẹ, công ty con, gồm 21 công ty trực thuộc và 6 công ty vốn nước ngoài, trong đó chỉ có duy nhất Công ty Cổ phần Đại La là đã cổ phần 100%. Cùng với việc thay đổi mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức, công ty tiến hành lắp đặt thêm hệ thống dây chuyền lò nung tuynel mới với chi phí là 7 tỷ VND.
1.2. Cơ cấu tổ chức.
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 2-1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Đại La
( Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính)
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.Với hình thức này các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động trong toàn công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc.
• Hội đồng quản trị gồm có 5 người
Giám đốc Phó giám đốc kĩ thuật Phó giám đốc TC-HC Phòng kế hoạch tổng hợp Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Phòng kinh tế Phòng tổ chức hành chính Hội đồng quản trị
• Giám đốc: Là người điều hành công việc chung của công ty, quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty hiện tại và tương lai. Quản lý toàn bộ tài chính của doanh nghiệp, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các xí nghiệp, các phòng ban về việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Giám đốc phải chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và toàn thể công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Phó giám đốc kĩ thuật: Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, kiểm tra và giám sát toàn bộ khâu kĩ thuật, công tác an toàn và bảo hộ lao động. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến kĩ thuật, đề ra các giải pháp cho việc đầu tư, cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày cao của xã hội.
• Phó giám đốc tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức lao động, tiền lương, y tế và quản lý kho Nội công ty, thực hiện việc tiếp công dân, cán bộ công nhân viên có khiếu nại, tố cáo. Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các qui chế, nội qui về công tác tổ chức hành chính và có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân viên.
• Phòng Kế hoạch tổng hợp: Căn cứ vào năng lực lao động, thiết bị và tình hình tiêu thụ sản phẩm để xây dựng kế hoạch sản xuất, các phương án sản xuất mới. Tham mưu giúp giám đốc quản lý công tác kĩ thuật, cung ứng vật tư và quản lý kho hàng. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các phương án, đề án quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các nguyên tắc phối hợp công tác giữa các đơn vị sản xuất, quản lý kỹ thuật, đổi mới sản phẩm, công nghệ, phân phối chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau nhằm hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt kế hoạch của công ty.
• Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ