Lập kế hoạch Theo dõi, đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đại La (Trang 79 - 81)

II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế

1.1. Lập kế hoạch Theo dõi, đánh giá

Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sẽ được coi là bước cuối cùng trong qui trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và là bước đầu tiên trong qui trình theo dõi, đánh giá của doanh nghiệp. Nghĩa là ngay khi lập kế hoạch SXKD công ty đã phải xác định được những hoạt động theo dõi, đánh giá dự kiến để đảm

Lập KH theo dõi, đánh giá Thực hiện TD- ĐG Xác định mục tiêu, đầu ra, hoạt động

Xác định các chỉ số, chỉ tiêu tương ứng với

từng cấp mục tiêu.

Xác định phương pháp thu thập số liệu,

cơ chế báo cáo

Xác định thời gian đạt được các chỉ tiêu Xác định tình trạng ban đầu về các chỉ số Theo dõi, tổng hợp dữ liệu Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh

doanh, báo cáo.

Kết luận, rút kinh nghiệm và chuẩn bị

kế hoạch tiếp theo. Phân bổ ngân sách

bảo kế hoạch được dùng với tư cách là công cụ triển khai các hoạt động và hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của người quản lý.

Mục tiêu của kế hoạch theo dõi, đánh giá phải thống nhất với mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong bản kế hoạch TD-ĐG, mục tiêu cuối cùng sẽ được phân cấp thành cấp đầu ra và hoạt động. Mục đích của việc phân cấp mục tiêu hay chính là chia nhỏ mục tiêu cuối cùng thành các mục tiêu thấp hơn tương ứng với những mốc thời gian và ngân sách cụ thể để cho việc theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch được thuận tiện và hiệu quả. Khi cấp đầu ra và hoạt động càng được xác định chi tiết thì càng dễ dàng đánh giá. Tuy nhiên cần chú ý xác định đầu ra và hoạt động phải mang tính độc lập tương đối để công tác theo dõi không bị chồng chéo và lãng phí nguồn lực.

Tất cả các cấp mục tiêu được lượng hóa bằng hệ thống chỉ số, chỉ tiêu. Phải đảm bảo rằng khi tất cả các chỉ tiêu được hoàn thành thì mục tiêu lúc đó cơ bản được thực hiện. Để có thể đo lường được chỉ tiêu phải cần các chỉ số, với vai trò là thước đo. Để đo một chỉ tiêu có thể cần nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên cần lựa chọn các chỉ tiêu và chỉ số sao cho phải đặc trưng nhất, dễ đo lường và tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xác định tình trạng ban đầu của các chỉ số. Điều này có hai tác dụng: Một là làm cơ sở để xác định chỉ số; Hai là để biết doanh nghiệp ở thời điểm xác định với những họat động cụ thể đã đạt được kết quả như thế nào. Để xác định tình trạng ban đầu của các chỉ số, doanh nghiệp có thể dựa vào những dữ liệu thống kê của các năm trước đó, có thể tham vấn thêm ý kiến từ các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, các lao động giỏi, các chuyên gia đã từng làm việc với doanh nghiệp hoặc có quan tâm tới tình hình phát triển của doanh nghiệp, ý kiến từ khách hàng…Từ đó để có được những

cái nhìn mang tính chủ quan và khách quan về tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Xác định thời gian dự kiến để đạt được các mục tiêu để biết được khi nào thì các hoạt động được bắt đầu và kết thúc, khi nào thì đầu ra, mục tiêu xuất hiện. Đó là cơ sở để chủ động khi nào thì tiến hành theo dõi, đánh giá, biết rõ như thế nào là thành công. Ngoài ra còn phải xác định việc phân bổ ngân sách cho từng hoạt động. Bởi hoạt động vừa cần đảm bảo tiến độ về thời gian vừa phải đảm bảo nằm trong giới hạn ngân sách.

Xác định phương pháp theo dõi, đánh giá là bước quan trọng nhằm đảm bảo việc thu thập số liệu mang tính thống nhất, có được nguồn số liệu đáng tin cậy. Từ đó nguồn số liệu mới thực sự trở thành công cụ đắc lực trong quá trình ra quyết định của người quản lý. Việc xác định rõ ràng khi nào thì thu thập số liệu, thu thập như thế nào, ai sẽ là người phải báo cáo, báo cáo cho ai, số liệu sẽ được phân tích và lưu giữ như thế nào…sẽ giúp các bên liên quan chủ động và có trách nhiệm trong những hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đại La (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w