III. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ
1. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thuốc lá
1.7. Nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ công tác Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực.
1.7.1. Nguồn kinh phí đào tạo
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo, phòng Tổ chức-Nhân sự tiến hành dự tính chi phí đào tạo, trình Giám Đốc và Tổng công ty phê duyệt.
−Đối với đào tạo phục vụ thì chi phí đào tạo sẽ được tính vào chi phí sản xuất. Tất cả các chi phí như: chi phí biên soạn giáo án, giáo trình, chi phí in ấn tài liệu phục vụ cho các khóa đào tạo, tiền ra đề kiểm tra, đề thi, tiền coi thi, chấm thi,…đều do Công ty chịu trách nhiệm chi trả.
−Đối với đào tạo khi Đầu tư công nghệ mới (đổi mới dây chuyền công nghệ) thì chi phí đào tạo sẽ được trích từ quỹ Đầu tư và phát triển.
−Chi phí quản lý do Công ty chịu trách nhiệm.
Bảng 5. kinh phí đào tạo qua các năm 2005, 2006, 2007. Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2007/2005
Số tiền %
Chi phí đào tạo 61,210 63,200 88,420 27,210 44,45
Chi phí đào tạo bình
quân 1 lượt người 0,502 0,575 0,597 0,095 18,93
(Nguồn: Phòng Tổ chức-Nhân sự)
Tổng kinh phí đào tạo của Công ty trong 3 năm qua tăng lên, năm 2005 là 61,210 triệu đồng, năm 2007 đã tăng lên 88,420 triệu đồng, tức là tăng 27,210 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 44,45%. Đồng thời, chi phí đào tạo bình quân 1 người cũng tăng lên, năm 2005 là 0,502 triệu đồng, năm 2007 đã lên đến 0,597 triệu đồng, tức là tăng lên 0,095 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 18,93%. Điều đó cho thấy là Công ty đã có sự quan tâm đến công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho đào tạo lý thuyết tại Công ty gồm: 2 lớp học với 45 chỗ ngồi, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho đào tạo như bàn ghế, bảng, phấn, và một số dụng cụ học tập. Qua điều tra thì 100% các học viên đã từng tham gia các khoá đào tạo đều đánh giá là cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu đào tạo.
1.8. Khâu đánh giá hiệu quả của công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nâng cao trình độ cho người lao động, bù đắp bổ sung những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho người lao động, cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp sản xuất kinh doanh mới, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Vì vậy, hàng năm cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là để rút ra những gì đã làm được, những gì chưa làm được và nguyên nhân tại sao để đề ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong những lần sau.
Ở Công ty Thuốc lá Thăng long, cứ 12 tháng sau khi đào tạo Công ty lại tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm: Việc thực hiện nội quy của Công ty và trình độ chuyên môn được đào tạo để rút ra xem những gì đã làm được, những gì chưa làm được. Đối chiếu với tiêu chuẩn công việc và tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục.
Mặc dù vậy nhưng chất lượng của các khóa đào tạo vẫn chưa được đánh giá chính xác, Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện điều tra ý kiến đánh giá của những học viên trực tiếp tham gia các khóa đào tạo về mức độ ưa thích của họ đối với khóa đào tạo, về nội dung khóa đào tạo có phù hợp với mục tiêu và với người học không, về chất lượng giảng dạy của
giáo viên, phương pháp đào tạo, thời gian học, cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ khóa học,…; Các tiêu chí đánh giá sự thay đổi kết quả thực hiện công việc, hành vi, thái độ,… của người học viên sau khi được đào tạo vẫn còn sơ sài. Điều đó, sẽ dẫn đến tình đánh giá không chính xác hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty.