Hạch toán TSCĐ.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức bộ máy Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần than Vàng Danh (Trang 45 - 47)

- Phù hợp cho phục vụ sửa chữa, thay thế lắp lẫn các loại thiết bị của bê nA đang sử dụng Qua quá trình kiểm tra nếu chất lượng không đảm bảo, bên A không chấp

3.3.2.2Hạch toán TSCĐ.

2/ Thể thức thanh toán: Bằng hình thức chuyển khoản sau khi có biên bản nghiệm thu chất lượng hàng hóa và làm thủ tục nhập kho bên mua đày đủ.

3.3.2.2Hạch toán TSCĐ.

Nguyên tắc ghi nhận khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình căn cứ vào hoá đơn chứng từ gốc xác định nguyên gía tài sản cố định hữu hình, vô hình. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình là khấu hao

theo đường thẳng thời gian sử dụng hữu ích theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và thông tư số 33/205/TT-BTC hướng dẫn.

TSCĐ hữu hình bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện, thiết bị vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý, TSCĐ phúc lợi, và các TSCĐ khác.

TSCĐ vô hình bao gồm quyền sử dụng đất, nhãn hiệu...

Nguyên tắc xây dựng Nguyên giá TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình : Theo giá trị ghi sổ sách kế toán.

Hàng năm công ty căn cứ vào lượng TSCĐ của từng đơn vị. Căn cứ theo thông tư 206 của Bộ Tài Chính, thông tư 166 về mức khấu hao của TSCĐ. Căn cứ vào các quyết định trên hàng năm công ty phải lập kế hoạch khấu hao và phải đăng ký với cục thuế Quảng Ninh.

Phương pháp khấu hao mà danh nghiệp đang áp dụng là phương pháp khấu hao bình quân (khấu hao theo đường thẳng).

Mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ = NGTSCĐ Thời gian sử dụng

Mức khấu hao trung bình hàng tháng =

Số khấu hao phải trích cả năm

12 tháng

Trường hợp thời gian sử dụng hay NG TSCĐ thay đổi Công ty phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn

lại trên cơ sở sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian sử dụng) của TSCĐ.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa NG TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến trước năm cuối cùng của tài sản đó.

Tài khoản được dùng để theo dõi TSCĐ của công ty là: 211, 213, 214. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa chỉ bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ.

Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là CPSX kinh doanh trong kì. TSCĐ vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong ”sổ TSCĐ’’.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức bộ máy Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần than Vàng Danh (Trang 45 - 47)