Dư nợ phản ánh lượng tiền vay của khách hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ và tỷ lệ dư nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh việc mở rộng cho vay, bởi vì khi ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng thì thường tại bất cứ thời điểm nào, dư nợ tín dụng cũng đạt mức cao.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng dư nợ cho vay
930 1.100 1.070
Dư nợ cho vay DNV&N
110 100 95
Tỷ trọng (%) 11.8 9.1 8.9
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Số liệu cho thấy, dư nợ của DNV&N giảm dần qua các năm. Năm 2005, dư nợ của DNV&N là 100 tỷ đồng, chiếm 9.1% nhưng đến năm 2006 đã giảm xuống còn 95 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2005. Nguyên nhân chính là do khách hàng đã có kế hoạch trả nợ tốt hơn, ngân hàng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo khoản tín dụng được thu hồi tốt nhất. Như vậy với tình hình trả nợ của DNV&N tốt như hiện nay thì chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này là tốt nhất, đảm bảo an toàn và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DNNN 725.4 78 880 80 778 72.7 DNNQD 204.6 22 220 20 292 27.3 DNN&V 110 11.2 100 9.1 95 8.88
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Nhận xét: Dư nợ cho vay đối với DNNQD tăng hàng năm về số lượng. Năm 2004 là 204.6 tỷ đồng, đến năm 2006 là 292 tỷ đồng, tăng42.7 % Trong khi đó ở năm 2006 dư nợ cho vay đối với DNNN và DNV&N đểu giảm so với năm 2005: dư nợ cho vay DNNN giảm 11.5 %, dư nợ cho vay DNV&N giảm 13.6 %
Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có cái nhìn thông thoáng hơn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quan hệ tín dụng mở rộng đối với thành phần kinh tế, không còn thu hẹp trong khối doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, xây dựng được chỗ đứng vững chắc của mình trong nền kinh tế. Bởi vậy, trong năm qua, ngân hàng mở rộng cho vay DNNQD là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, tuy có tăng trong những năm qua nhưng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn rất nhỏ. Chúng ta biết rằng 90% DNV&N đều thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy việc mở rộng cho vay DNNQD ảnh hưởng rất lớn đến thành phần kinh tế chủ chốt doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 80 72.7 62 62 80 84.2 Trung dài hạn 30 27.3 38 28 15 15.8 Tổng Dư nợ cho vay DNN&V 110 100 100 95 100
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu vẫn là hình thức tín dụng ngắn hạn.Tín dụng ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất cao trong cho vay DNV&N, năm 2006 chiếm 84.2 %. Còn cho vay trung dài hạn vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cho vay DNV&N, năm 2006 chiếm 15.8 %.
Nhìn chung hiện nay, các DNV&N nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội và DNV&N nói chung trên địa bàn cả nước đều khó tiếp cận với nguồn vốn NHTM, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Bởi vì như chúng ta đã biết, cho vay trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro do thời gian thu hồi vốn lâu hơn cho vay ngắn hạn và các DNV&N khó đạt được các điều kiện để đảm bảo khoản vay không gặp rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt và cũng là để mở rộng hoạt động tín dụng, chi nhánh đã từng bước giảm dần dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó năm 2005 đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, vì vậy dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 28% tổng dư nợ cho vay DNV&N.
Sở dĩ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cho vay DNV&N vì tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ mua nguyên vật liệu bổ sung vào vốn lưu động, những khoản có tính chất quay vòng vốn nhanh. Đây là những khoản vốn doanh nghiệp liên tục cần trong quá trình hoạt động kinh doanh và chứa đựng ít rủi ro nên các ngân hàng chủ yếu mở rộng cho vay khoản mục này.