Trước hết là do hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam nói chung và tại ngân hàng Công thương nói riêng, các nhân viên tín dụng và cả một số lãnh đạo ngân hàng khi thẩm định một dự án cho đều xem tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba) là quan trọng nhất khi quyết định cho vay. Do đó, cán bộ thẩm định chưa thực sự coi trọng tính khả thi của dự án, thẩm định sơ sài. Đây là điều rất đáng lo ngại nó gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng và cũng làm cho ngân hàng bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt.
Hoạt động marketing trong ngân hàng cũng chưa được coi trọng. Ngân
hàng chưa có những chiến lược cụ thể tích cực để lôi kéo những khách hàng mới, khách hàng lớn, có uy tín về quan hệ với khách hang, thông tin thu thập
còn thiếu, chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ với nhân viên chưa được tốt nên nhiều số cán bộ tín dụng chuyển công tác diễn ra thường xuyên gây xáo trộn đến tới công tác quản lý tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.
Nguyên nhân những hạn chế trên còn xuất phát từ phía khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống thì điều này ít xảy ra, đặc biệt với những khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, với những khách hàng có quan hệ giao dịch lần đầu tiên thì trường hợp thông tin không chính xác, có khi còn sai lệch để đạt được yêu cầu xin vay là đã xảy ra. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định những thông tin mà khách hàng cung cấp.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NHCT HOÀN KIẾM