Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiên cải cách kinh tế, cải cách hành chính, đặc biết là trong lĩnh vực nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nhằm tại điều kiện thuận lợi hơn cho các DNV&N phát triển. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNV&N phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển công nghệ và nguồn lực, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Đã từ lâu, NHNN Việt Nam và các ngân hàng thương mại đang ngày càng chú ý đến phát triển hoạt động cho vay DNV&N bởi loại hình này đang ngày càng chiếm ưu thế về cả số lượng lẫn chất lượng kinh doanh sản xuất. Đồng thời sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại đòi hỏi chính bản than mỗi ngân hàng phải đa dạng hóa khách hang. Do đó, giống như bất kỳ một ngân hang nào khác, NHCT Hoàn Kiếm cũng đang ngày càng quan tâm tới việc mở rộng cho vay đối với các DNV&N trong thời gian tới. Ban lãnh đạo ngân hàng đã đặt ra các chỉ tiêu cần phải đạt được trong năm tới như sau:
* Mục tiêu:
- Lợi nhuận: 75 tỷ đồng
- Nguồn vốn huy động: 5.200 tỷ đồng - Dư nợ cho vay: 1.500 tỷ đồng
-Tỷ lệ nợ xấu: <1%
- Thu dịch vụ: 3.7 tỷ đồng * Phương hướng hoạt động:
1. Chú trọng công tác tiếp thị nhằm mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới khách hàng trên cơ sở nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chính sách khách hàng của chi nhánh.
2. Tiếp tục phát triển nguồn vốn huy động VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Nghiên cứu và triển khai các giải pháp để tăng cường tiếp thị, giữ vững được nguồn tiền gửi của doanh nghiệp. Nghiên cứu đơn giản hoá thủ tục, đa dạng hoá các hình thức huy động.
3. Duy trì và giữ vững nhịp độ tăng trưởng tín dụng, tăng cường chất lượng tín dụng, gắn hiệu quả kinh doanh với an toàn tín dụng.
4. Mở rộng đầu tư có hiệu quả các thành phần kinh tế, đặc biệt quan tâm, đầu tư, đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng đầu tư cho việc mở rộng qui mô và đổi mới công nghệ của các cơ sở hiện có. Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng để đáp ứng cho khách hàng.
5. Rà soát, phân loại doanh nghiệp để có đối sách phục vụ kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tiếp nhận, chọn lọc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới làm ăn có hiệu quả.
6. Phát triển dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu thu nhập sang thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.
7. Coi phát triển dịch vụ ngân hàng các loại gắn với huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh.
8. Tăng cường cán bộ có năng lực nghiệp vụ bổ sung cho phòng kinh doanh, kinh doanh đối ngoại, kiểm soát. Quan tâm đào tạo nâng cao trình độ
nghiệp vụ, gắn với công tác quy hoạch cán bộ để đưa hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.
Xuất phát từ chiến lược chung của toàn bộ hoạt động trong thời gian tới, ban lãnh đạo đã đề ra chiến lược trong phát triển hoạt động cho vay DNV&N để đảm bảo hoạt động cho vay vẫn là hoạt động thế mạnh của ngân hàng và vẫn cạnh tranh được với các ngân hàng khác.
* Dư nợ tín dụng tăng trưởng 20-30% hàng năm
* Hạn chế tối đa nợ quá hạn mới, nợ quá hạn luôn < 1%
* Về đối tượng: Tập trung vào doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu, có uy tín trên thị trường, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, lâu dài, có vốn tự có tương ứng tham gia vào hoạt động kinh doanh, có đủ tài sản đảm bảo nợ vay.
* Phương thức cho vay và cung cấp dịch vụ: Kết hợp cung cấp tín dụng với các dịch vụ kèm theo, đặc biệt là công tác tư vấn tài chính doanh nghiệp. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn các phương án kinh doanh có thời gian thu hồi vốn nhanh, chỉ cho vay đầu tư trung dài hạn khi đã thẩm định kỹ.
* Cách thức đánh giá: Tập trung vào các yếu tố phi tài chính như tư cách năng lực của chủ doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra tình hình biến động sản xuất tại doanh nghiệp để có những thông tin khách hàng đầy đủ, chính xác.
* Tổ chức và thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nói chung và nợ quá hạn nói riêng thông qua việc phát mại tài sản đảm bảo khoản vay.
* Tăng cường chuyển đổi các khoản nợ khó đòi để hạn chế rủi ro. * Chú trọng công tác trích lập dự phòng rủi ro.
* Qui định rõ quyền hạn của nhân viên tín dụng khi cấp một khoản vay.
* Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng.
Như vậy bên cạnh việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hoá loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng hoạt động, NHCT Hoàn Kiếm vẫn tiếp tục chú trọng phát triển cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.