Bảng Adjancency là một thành phần CEF chịu trách nhiệm cho địa chỉ MAC hoặc Layer 2 rewrite. Khi bộ định tuyến và các host là liền kề, chúng tìm hiểu lẫn nhau bằng một vài phương tiện nào đó. Chúng có thể tự động tìm thấy hoặc bởi một vài cấu hình. Nếu các bộ định tuyến là liền kề theo kết nối point-to-point, chúng tìm thấy nhau dễ dàng. Tuy nhiên, trên môi trường đa kết nối như Ethernet, nó cần thiết cho các bộ định tuyến sử dụng các cơ chế tự động để tìm thấy lẫn nhau.
Bởi vì các bộ định tuyến thường chạy các giao thức định tuyến, bảng ARP được xây dựng với địa chỉ MAC của các bộ định tuyến kết nối tới interface Ethernet. Nếu interface đó là Frame Relay hoặc ATM, nó có thể là point-to-point hoặc multipoint. Trong trường hợp đầu tiên, chỉ có một kết nối liền kề tồn tại tại mỗi interface, trường hợp 2, nhiều liền kết
Trang 59
liền kề có thể tồn tại tại mỗi interface. Bảng liên kết liền kề giữ một liên kết liền kề hoặc cấu trúc Layer 2 rewrite cho mỗi bộ định tuyến kết nối tới multipoint interface. Liên kết liền kề này có thể được xây dựng từ thông tin học được từ ARP, ATM, hoặc Frame Relay, và inverse ARP trên ATM hoặc Frame Relay. Mặc dù bảng FIB quyết định nơi để chuyển tiếp gói tin, Layer 2 rewrite cũng được thực hiện với thông tin tìm thấy trong bảng liên kết liền kề. Layer 2 ghi lại chuỗi có chứa header Layer 2 mới được sử dụng trong việc chuyển tiếp frame. Đối với Ethernet, đây là đích đến mới và nguồn địa chỉ MAC và Ethertype (số giao thức cho Layer 3 payload). Đối với PPP, Layer 2 header là một PPP header hoàn chỉnh, bao gồm ID giao thức Layer 3.
Bảng CEF hay FIB là một thành phần của CEF chịu trách nhiệm về
quyết định chuyển tiếp được thực hiện ở Layer 3. Bảng CEF tương tự
như bảng định tuyến IP trên bộ định tuyến. Trong thực thể, mỗi prefix trong bảng định tuyến có cùng prefix trong bảng CEF. Bảng CEF chứa các thông tin cần thiết từ bảng định tuyến để có thể đưa ra quyết định chuyển tiếp cho một gói tin IP.