Khi một gói tin được gán nhãn, thì kích thước tăng lên. Nếu các gói tin IP đã đạt kích cỡ tối đa cho một liên kết dữ liệu nhất định (full
Trang 36
MTU), nó trở nên quá lớn để gửi đi trên đường truyền dữ liệu bởi vì được gán nhãn. Vì vậy, frame tại Layer 2 trở thành “gaint frame”. Bởi vì frame chi lớn hơn so với kích thước tối đa cho phép, nó được gọi là “baby gaint frame”.
Lấy ví dụ của Ethernet: payload có thể tối đa là 1500 byte. Tuy nhiên, nếu gói tin đã đạt kích thước tối đa và nhãn đã được gán, gói tin trở nên quá lớn để truyền đi trên đường Ethernet. Nó có thể cố gắng truyền đi các frame lớn hơn (mặc dù chỉ có một vài byte) được gửi tới đường Ethernet, mặc dù nó không đúng theo các thông số kỹ thuật của Ethernet, vậy frame này phải được xóa đi. Điều này là hiển nhiên, chỉ có thể nếu phần cứng của Ethernet trong bộ định tuyến và tất cả switch trong mạng Ethernet hỗ trợ nhận và gửi “baby gaint frame”.
Trong các liên kết dữ liệu Ethernet của các LSR, chúng ta có thể thiết lập MPLS MTU 1508 byte để cho phép các gói tin IP với kích thước 1500 với 2 nhãn nhận và chuyển tiếp. Tuy nhiên, nếu phần cứng của bộ định tuyến không hỗ trợ hoặc nếu một switch Ethernet tồn tại ở giữa, bỏ đi baby gaint frame, chúng ta có thể giảm thông số MPLS MTU trên các LSR. Khi thiết lập MPLS MTU là 1500, tất cả các gói tin IP với kích thước 1492 byte được chuyển tiếp, bởi vì kích thước của gói tin gán nhãn là 1500(1492+2*4) byte tại Layer 3. Tuy nhiên, tất cả gói tin IP có kích thước từ 1492-1500 đều phải được phân mảnh. Bởi vì ảnh hưởng đến hiệu suất phân mảnh, chúng ta nên sử dụng các phương pháp để tránh nó, chẳng hạn như đường dẫn MTU discovery.
Trang 37