0
Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Khâu quyết toán

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 55 -58 )

Quyết toán là khâu kiểm tra cuối cùng đối với việc sử dụng vốn ngân sách. Nó là điểm chốt, phát hiện những sai sót mà các khâu quản lý khác đã bỏ qua. Vì vậy, yêu cầu đối với công tác quyết toán là phải chặt chẽ, chính

xác, đúng chế độ, đúng pháp luật. Hạn chế lớn nhất trong khâu quyết toán hiện nay là việc các công trình chậm quyết toán và số quyết toán duyệt còn chênh lệch nhiều so với quyết toán đơn vị. Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện các biện pháp sau:

Các công trình đã thi công xong cần nhanh chóng lập báo cáo quyết toán. Cơ quan tài chính cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức tập huấn về các trình tự, thủ tục, hồ sơ quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ quan, đơn vị. Trong văn bản hướng dẫn nên có mục lưu ý các sai sót mà đơn vị hay mắc trong quá trình quyết toán như các hồ sơ thủ tục bị thiếu, quyết toán nhầm mục lục ngân sách, cách tính và điều chỉnh giá trị công trình theo đơn giá thành phố quy định, thời hạn nộp báo cáo quyết toán. Như vậy sẽ hạn chế được các sai sót của đơn vị, đẩy nhanh tốc độ quyết toán.

Các đơn vị cần tự giác thực hiện nghiêm túc việc quyết toán thực hiện vón đầu tư năm, quyết toán hạng mục công trình hoàn thành và quyết toán công trình hoàn thành. Nếu việc quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm, quyết toán hạng mục công trình hoàn thành được thực hiện tốt thì việc quyết toán công trình hoàn thành sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Cơ quan tài chính cần thực hiện tốt các công việc.

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và cơ quan quản lý của chủ đầu tư kiểm tra, theo dõi tiến độ thanh quyết toán vốn theo kế hoạch, đôn đốc những đơn vị chậm trễ.

- Tiến hành giải quyết thanh toán nhanh cho các đơn vị đã đủ thủ tục, hướng dẫn bổ sung thủ tục cho các đơn vị còn thiếu.

- Thẩm tra giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị quyết toán so với giá trúng thầu, dự toán được duyệt, các đơn giá, tiêu chuẩn, định mức quy định, giá trị khối lượng tăng giảm và nguyên nhân.

- Thẩm tra các khoản chi phí khác bằng cách so sánh số vốn đề nghị quyết toán của từng loại chi phí đã thực hiện so với dự toán được duyệt và chính sách chế độ quy định về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng.

Công tác kiểm tra, thẩm tra nếu thực hiện tốt sẽ đạt được các mục đích: - Nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư

- Phát hiẹn các sai phạm

- Có được bản quyết toán công trình chính xác, tránh được việc sử dụng lãng phí, thất thoát ngân sách.

- Đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn, quản lý dự án.

Điều kiện quan trọng để thực hiện tốt khâu quyết toán là phải có hệ thống kế toán, kiểm toán mạnh và trong sạch. Điều này phụ thuộc vào các quy định hiện hành của Nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 55 -58 )

×