I. Thực trạng sản xuất xuất khẩu càphê tại của Việt Nam
1. Thưc trạng sản xuất càphê của Việt Nam.
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 và đã trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm và kết quả khác nhau.
Thời kì trước năm 1975: cây cà phê chủ yếu được trồng ở những đồn điền của người Pháp và những nông trường quốc doanh ở miền bắc. Đây là thời kì cây cà phê phát triển chậm, không ổn định, năng suất thấp và chưa xác định được giống thích hợp.
Thời kì từ năm 1975-1994: Diện tích trồng cây cà phê có tăng lên nhưng với tốc độ chậm. Năng suất bắt đầu tăng lên. Phong trào trồng cà phê trong nhân dân được phát động. Cà phê Việt Nam đã thực sự tham gia vào thị trường cà phê thế giới.
Thời kỳ 1994- 2001: Đây là thời kỳ cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là cây cà phê vối phát triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt : diện tích tăng nhanh, hình thành vùng sản xuất cà phê tập trung, có giá trị kinh tế cao, trở thành nước xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới.
Thời kì 2001 – nay đây là thời kỳ ngành cà phê thế giới nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng chịu sự khủng hoảng nghiêm trọng về giá cả. Giá cả cà phê xuống thấp nhất trong lịch sử ngành cà phê. Cuộc sống của trên 30 triệu người dân gắn bó với cây cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do khủng hoảng giá liên tiếp kéo dài trong 4 vụ, nhiều vườn cà phê bị phá bỏ hoặc bỏ hoang không chăm sóc. Nhiều gia đình nông dân đối mặt với khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không thu hồi được tiền ứng trước, bị lỗ do giá biến động thất thường. Từ đầu năm 2005, giá cà phê dần phục hồi và tại thời điểm bài viết này giá cà phê tăng lên với mức độ đáng kể, đạt xấp xỉ 1.500USD/ tấn cà phê vối và 2.500USD/ tấn cà phê chè. Với mức giá này , người sản xuất có hiệu quả và đầu tư chăm sóc vườn cây hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
1.1. Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam.
+ Diện tích : Từ năm 1994-2001 diện tích trồng cây cà phê đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2001 đạt 565 nghìn ha gấp 4,56 lần năm 1994, với tốc độ tăng bình quân 55%/ năm. Nhưng 3 năm trở lại đây do giá cà phê trên thị trường thế giới giảm một cách nhanh chóng. Các hộ nông dân không thu được nhiều lãi từ cây cà phê. Do đó có nhiều địa phương đã chặt hạ cây cà phê và thay thế vào đó là các cây trồng khác như hồ tiêu, cao su,...Do đó diện tích trồng cây cà phê bị thu hẹp lại.
Ở nước ta đã hình thành vùng sản xuất cây cà phê vối tập trung có năng xuất khá cao chất lượng tốt ở các tỉnh Tây Nguyên với diện tích 443 nghìn ha chiếm 86% diện tích cà phê cả nước. Trong đó riêng Đắc Lắc diện tích 233 nghìn ha chiếm 45% diện tích toàn vùng.
Diện tích cà phê Việt Nam năm 1999-3003 Đon vị tính : Ha Năm Địa phương 1999 2000 2001 2002 2003 Cả nước 397.111 561.933 565.737 531.000 513.500 Miền bắc 14.240 17.236 16.644 15.300 14.500 Đông bắc 2.902 2.763 1.631 1.600 600 Tây bắc 4.037 3.462 4.660 3.500 3.100 Bắc Trung Bộ 7.301 10.111 10.353 10.200 11.100 Miền Nam 382.871 544.697 549.093 515.700 498.700 Nam Trung Bộ 2.797 4.187 3.592 3.300 2.700 Tây Nguyên 317.317 468.649 475.736 451.100 443.300 Kon Tum 9.614 14.404 14.300 13.000 12.500 Gia Lai 44.902 81.035 81.036 79.200 79.100 Đắc Lắc 175.226 259.030 256.100 239.400 233.400 Lâm Đồng 87.575 114.180 124.300 119.500 118.200 Đông Nam Bộ 62.757 71.861 69.765 61.300 52.800 (Tổng cục thống kê- Vụ kế hoạch)
Việt Nam có diện tích trồng cà phê nhiều nhất là ở Miền Nam, Tây Nguyên, Lâm Đồng. Tại đây hình thành nên các vùng chuyên canh cà phê có chất lượng tốt, năng suất cao.
+Sản lượng cà phê: Năm 2000 sản lượng cà phê đạt 802,5 nghìn tấn. Nếu so sánh giữa năm 2000 với năm 1976 thì sản lượng cà phê tăng 111,5 lần. Năm 2001 đạt mức sản lượng cao nhất 847.134 tấn cà phê nhân khô. Tuy nhiên đến năm 2004
thì sản lưọng cà phê bắt đầu giảm sút xuống chỉ còn 800 nghìn tấn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2003 nắng hạn kéo dài ở Tây Nguyên nhất là ở Đắc Lắc có tới 40 nghìn ha thiếu nước, 2,4 nghìn ha mất trắng.
Bảng sản lượng cà phê Việt Nam trong mấy năm trở lại đây.
( Đơn vị tính : Tấn)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003
Sản lượng 509.247 802.461 847.134 688.800 771.100
(Tổng cục thống kê, Vụ kế hoạch)
Như vậy năm 2001 cà phê nước ta đạt mức cao nhất, diện tích đạt 565 nghìn ha, sản lượng đạt 847.134 tấn cà phê. Năm 2004 hình thành 2 vùng sản xuất cà phê tập trung là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong đó Đắc Lắc là tỉnh có diện tích sản lượng cà phê lớn nhất, đồng thời cũng là địa phương có tốc độ tăng sản lượng cà phê nhanh nhất. Năm 2002 Đắc Lắc đạt trên 420 nghìn tấn. Kế đến là Lâm Đồng đạt 150 nghìn tấn, Gia Lai 100 nghìn tấn. Cùng với việc tăng diện tích thì sản lượng cũng tăng lên trong những năm từ 1995- 2001, nhưng có xu hướng giảm xuống vào mấy năm gần đây, chủ yếu là do biến động về giá cả cà phê thế giới có xu hướng giảm gây bất lợi cho người nông dân, dẫn đến người nông dân không còn quan tâm đến cây cà phê nữa.
1.2. Chế biến cà phê ở Việt Nam.
Do quy trình công nghệ chế biến cà phê ở Việt Nam chưa hiện đại do đó ta chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân. Vì thế ở nước ta hình thành được hệ thống chế biến cà phê nhân. Hiện nay đang bắt đầu chế biến cà phê rang xay, cà phê hoà tan.
- Ở Việt Nam chế biến cà phê nhân thường theo 2 phương pháp đó là chế biến theo phương pháp ướt và phương pháp chế biến khô.
Phương pháp chế biến ướt bao gồm các công đoạn thu lượm quả tươi đem lọc và rửa sơ bộ để loại bỏ đất, que, lá cây, đá... sau đó đến xát vỏ để loại bỏ vỏ rồi đến đánh nhớt, sau đó lên men ngâm rửa rồi đem phơi khô.
Phương pháp chế biến khô là cà phê tươi để phơi khô không cần qua khâu sát tươi.
- Đối với cà phê hoà tan thì thường sử dụng phương pháp công nghệ sấy phun của Liro- Đan Mạch
Sơ đồ chế biến cà phê.
Việt Nam chủ yếu chế biến cà phê theo phương pháp khô (khoảng 90% sản lượng). Tính đến năm 2001 cả nước có 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân, trong