Chất lượng càphê xuất khẩu của Vinacafe.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam.doc (Trang 54 - 57)

II. Thực trạng xuất khẩu càphê sang thị trường EU của Tổng công ty càphê Việt Nam

2. Thực trạng xuất khẩu càphê của Tổng công ty càphê Việt Nam vào thị trường EU

2.6. Chất lượng càphê xuất khẩu của Vinacafe.

Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong tình hình hiện nay, ngành cà phê cần chú trọng toàn diện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, trong đó các vấn đề quan

trọng đặt ra đó là việc nâng cao chất lượng , áp dụng tiêu chuẩn 4193, áp dụng phương thức kí hợp đồng có lợi ích, triển khai việc nghiên cứu sàn giao dịch kỳ hạn và chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê. Ngoài ra còn phải theo một số tổ chức định chuẩn của thế giới như Vinacontrol, Cfcontrol, SGS, FCC,.. Để nâng cao chất lượng cà phê cần chú trọng toàn diện từ khâu giống, chăm bón, phơi sấy cho đến chế biến bảo quản theo đúng quy trình khoa học.

- Khâu giống: Việc bố trí giống phù hợp với từng vùng sinh thái sẽ phát huy được lợi thế của giống về mặt năng suất, chất lượng cũng như tránh được rủi ro sâu bệnh hại. Đây là một điều kiện tốt để có được nguồn hàng xuất khẩu.

- Khâu chăm sóc. Hiện tại công ty đang sử dụng phân bón NPK cân đối theo nhu cầu của cây nhưng ở liều lượng trung bình. Các hộ trồng cà phê hiện nay tăng cường bón phân hữu cơ cho cây cà phê

- Thu hái cà phê: Hiện nay thường là thu hái đồng loạt không áp dụng phương pháp thu hái chọn lọc để đảm bảo độ đồng đều. Như vậy cà phê chín sẽ bị lẫn cà phê xanh do đó dẫn đến chất lượng không cao

- Phơi sấy: Hệ thống sân phơi, hệ thống sấy còn thiếu vì các hộ nông dân thường thu hoạch theo hộ gia đình không có đủ điều kiện mua máy móc thiết bị vì thế cà phê phải phơi dầy, phơi trên nền đất nên bị lên men, lâu khô. Điều này cũng làm giảm chất lượng cà phê.

- Chế biến: Hiện nay thường sử dụng phương pháp chế biến khô theo kiểu công nghiệp và thủ công. Phương pháp này không loại bỏ được hết tạp chất, không tách sỏi đá, cành lá, quả xanh ngay từ đầu. Các cơ sở chế biến chủ yếu sử dụng công nghệ, thiết bị không đồng bộ. Phổ biến là các hình thức chế biến quy mô nhỏ và vừa do nông dân tự đầu tư.

- Bảo quản: Hệ thống kho tàng chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến cà phê bị lên men và bị hỏng nhiều

Đứng trước thực trạng trên công ty đã xem xét tổ chức lại ngành xuất khẩu cà phê, công tác tổ chức xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng được coi trọng hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng cà phê.

Hiện nay xuất khẩu cà phê theo 3 mức chất lượng phổ biến, theo các tiêu chuẩn như sau: tiêu chuẩn độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỏ, kích thước hạt. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các loại R2b với các loại chuẩn sau:

+ Tỷ lệ hạt đen vỡ là 8% + Độ ẩm cao nhất 13,5% + Tạp chất 1%

Cà phê R1 với các loại chuẩn: + Tỷ lệ hạt đen vỡ 2%

+ Độ ẩm cao nhất 12% + Tạp chất 1%

Trên thực tế khi buôn bán giao dịch khách hàng EU quan tâm nhiều đến chỉ tiêu ngoại hình như kích thước hạt, màu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào. Về kích thước hạt: đây là một chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa cả về chất lượng cũng như năng suất cà phê

+ Loại 1 hạt có kích thước trên sàng N16 (6,3mm) + Loại 2 hạt có kích thước trên sàng N14 (5,6mm) + Loại không sử dụng được lọt sàng N10 (4,2mm)

Ở nước ta nhiều nông trường có mẫu cây tốt năng suất cao và ổn định thể loại hạt là loại 1 chiếm 50-60% và xấp xỉ 40% hạt loại 2. Như vậy về mặt kích thước cà phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt đạt tiêu chuẩn.

Cà phê xuất khẩu trải qua mua bán nội địa từ nhà sản xuất đến các đại lý trung gian, đến nhà xuất khẩu trực tiếp. Trứơc đây người sản xuất thường xay xát chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17-20%. Do đó để đi đến xuất thì nhà xuất khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Chính do tập quán thói quen xuất khẩu cà phê xô có độ ẩm, tỷ lệ hạt đen và lẫn tạp chất nhiều nên không khuyến khích người sản xuất nâng cao chất lượng sảnphẩm do đó mất uy tín với khách hàng, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu cà phê nói chung và xuất khẩu sang EU nói riêng.

Ngoài ra việc nâng cao chất lượng cà phê phải gắn với việc tăng thêm yếu tố thời trang cho sản phẩm cà phê, đó chính là mẫu mã, bao bì cho cà phê xuất khẩu. Đây là yếu tố quan trọng trong việc chào hàng sang thị trường EU tuy nhiên các

doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được mặt này. Mẫu mã bao bì còn đơn giản chưa hấp dẫn người tiêu dùng EU.

Muốn có chất lượng cao thì ngành cà phê phải biết kết hợp đồng bộ giữa các khâu từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ ngoài ra còn phải tăng thêm chất lượng cho sản phẩm cà phê ngay từ việc cải tiến mẫu mã, tăng cường công tác tiếp thị cho sản phẩm và đặc biệt ngành cà phê phải biết phát huy những ưu thế về hương thơm của cà phê để lôi kéo khách hàng về phía mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam.doc (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w