Thị trường xuất khẩu càphê của Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam.doc (Trang 38 - 40)

I. Thực trạng sản xuất xuất khẩu càphê tại của Việt Nam

2. Thực trạng xuất khẩu càphê của Việt Nam

2.3. Thị trường xuất khẩu càphê của Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có một vị trí đáng kể

trên thị trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam bao gồm nhiều nước, tiêu thụ trên khắp các châu lục.

- Về thị trường truyền thống

Trước thập kỷ 90 các nước SNG, Đông Âu, Singapo, Hồng Kông, Pháp... là những khách hàng thường xuyên của Việt Nam. Do những biến động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80 gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam làm cho sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường này giảm sút nhanh chóng. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay khi cuộc khung hoảng đã ổn định cà phê Việt Nam đã giữ được một vị trí xứng đáng trên thị trường này.

- Thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam

Do Việt Nam có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu trong các nước trung gian để tránh bị ép về giá xuất khẩu.

Thị trường EU luôn là thị trường được Việt Nam chú trọng. Tuy nhiên đây là thị trường hết sức khó tính do vậy mà ta mới chỉ xuất khẩu cà phê nhân, còn cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm rất ít.

Singapo vẫn là một thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.

Thị trường Đức có nhu cầu nhập khẩu cà phê từ 15 – 16 % sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

Thị trường Mĩ cũng là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn (từ 12 – 13%). Đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Mĩ được kí kết đã tạo điều kiện cho cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mĩ được thuận lợi và có triển vọng nhanh hơn.

Thị Trường châu Á cũng có một số thị trường rất hấp dẫn với cà phê Việt Nam như Nhật và Trung Quốc.

Bảng các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

STT Tên nước Số lượng Trị giá (USD)

1 Bỉ 138.603 57.947.984

2 Mỹ 137.501 59.371.585

3 Đức 134.321 60.054.805

5 Ý 62.559 27.796.7896 Pháp 45.998 20.147.381 6 Pháp 45.998 20.147.381 7 Ba Lan 38.155 17.171.389 8 Anh 30.153 13.055.058 9 Nhật 26.905 13.274.686 10 Hàn Quốc 26.288 11.310.104

( Nguồn : Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam ) 2.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn chiếm được thị phần lớn. Điều đó thể hiện được quy mô sản xuất và khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Ở Việt Nam từ năm 1999 đến nay xuất khẩu cà phê luôn chiếm một thị phần khá lớn trong xuất khẩu cà phê thế giới chiếm từ 13-15 % thị phần thế giới. Trong đó niên vụ cao nhất là 2000/2001 chiếm 16,1% thị phần thế giới. Thị phần của Việt Nam chỉ đứng sau Brasin với 31,3% và vượt xa các nước Colombia 11% , Indonesia 7%.

Bảng thị phần một số nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới năm 2004

ĐVT :1000 tấn Tiêu thụ thế

giới Nước Sản lượng Thị phần (%)

Nguồn cung cà phê Brasin 2.123 31,3 Colombia 764 11 Việt Nam 1.22 18 Indonesia 475 7 (Ngân hàng thế giới)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam.doc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w