Giá càphê xuất khẩu củaVinacafe

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam.doc (Trang 53 - 54)

II. Thực trạng xuất khẩu càphê sang thị trường EU của Tổng công ty càphê Việt Nam

2.5.Giá càphê xuất khẩu củaVinacafe

2. Thực trạng xuất khẩu càphê của Tổng công ty càphê Việt Nam vào thị trường EU

2.5.Giá càphê xuất khẩu củaVinacafe

Nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, giá của loại cà phê này thường thấp hơn giá thế giới từ 100-200 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa ổn định. Hơn nữa giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào giá cà phê thế giới mà giá cà phê trên thế giới không ổn định lên xuống thất thường. Năm 1992 có lúc giá cà phê Robusta chỉ khoảng 600 USD/tấn. Năm 1994 giá cà phê Robusta lại tăng vọt có thời điểm đạt 4.000 USD/tấn. Năm 1998 do hậu quả của Elnino, sản lượng cà phê thế giới giảm nên giá cà phê thế giới tăng 23% so với năm 1997 nhưng đến năm 2.000 thì lại giảm xuống. Tháng 12/2000 giá cà phê nhân ở Việt Nam xuống dưới mức 9.000VND/kg thấp nhất từ trước tới nay. Năm 2003 do giá cà phê thế giới phục hồi, giá cà phê trong nước biến động từ 9.000-12.500VND/kg, bình quân đạt 10.500-11.000VND/kg. Với mức giá này đa số bà con nông dân đã bù đắp được chi phí và có lãi. Như vậy giá xuất khẩu bình quân năm 2003 đạt khoảng 750 USD/tấn.

Bảng giá cả cà phê Robusta xuất khẩu của Vinacà phê so với giá cà phê Robusta trên thế giới:

Đơn vị: USD/tấn

1999 2000 2001 2002 2003 2004

Giá cà phê Robusta trên thế giới

1.600 1.550 1.660 1.610 1.020 1.000

Giá cà phê Robusta xuất khẩu của Vinacafe

1.500 1.012 907 837 830 890

(Nguồn ban XNK- Tổng công ty)

Qua bảng trên ta thấy giá cả có xu hướng giảm liên tục gây tổn hại cho người nông dân.

Nguyên nhân chính là do nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, manh mún, không có quy hoạch rõ ràng. Không có định hướng trong sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù sản lượng sản xuất cà phê của nước ta là rất lớn nhưng không thu được lợi nhiều do giá cà phê của nước ta quá thấp. Ngoài ra cây cà phê chịu tác động mạnh mẽ của thời tiết như sương muối, hạn hán, sâu bệnh,…Khi ảnh hưởng của yếu tố này thì sẽ làm giảm lượng cà phê thế giới như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đặc biệt với các nước xuất khẩu lớn như Brasin, Việt Nam, Colombia,.. thì thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cà phê thế giới. Những đợt sương muối, hạn hán kéo dài ở Brasin, ảnh hưởng Elnino ở Việt Nam đã làm giảm sản lượng cà phê thế giới khi đó làm cho giá cà phê thế giới tăng lên nhanh chóng.

Đến năm 2004 và những tháng đầu năm 2005 thì giá cà phê thế giới có xu hướng tăng lên đáng kể. Do đó giá của Vinacafe cũng tăng lên và đi vào ổn định hơn. Giá cà phê xô của Tổng công ty biến động từ 14.500- 17.500VNĐ/kg. Dự báo trong vụ thu hoạnh tới cà phê trong nước có thể lên tới 20 triệu đồng/tấn. Tức là vào khoảng 20.000VNĐ/kg. Đây là mức giá khá cao so với nhiều năm trước đó. Mức giá này sẽ khuyến khích người trồng cà phê tăng diện tích và đầu tư nhiều hơn cho cây cà phê, tuy nhiên các thương nhân sẽ gặp khó khăn hơn vì phải mua với giá cao trong khi đó giá xuất khẩu của ta lại thấp hơn giá thế giới rất nhiều.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam.doc (Trang 53 - 54)