Khái quát chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ (1954-1989)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam 2001-2020.doc (Trang 31 - 37)

1.1. Giai đoạn (1954-1957)

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời từ tháng 9 năm 1945, nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hiệp định Giơ-ne-vơ mới chỉ mang lại hoà bình trên nửa phía Bắc. Có thể nói, từ đây cho đến 1975, chính sách công nghiệp hoàn toàn khác nhau.

Miền Bắc thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung theo mô hình và với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Trong khi đó, ở Miền Nam, với sự có mặt của Hoa Kỳ, một nền kinh tế phục vụ chiến tranh theo cơ chế thị trường được kiến tạo mạnh, đặc biệt bắt đầu từ 1960.

Do đó, Việt Nam tồn tại song song hai mô hình kinh tế khác nhau và tất nhiên là với hai chính sách công nghiệp khác nhau.

Nét đặc trưng của chính sách công nghiệp giai đoạn 1954-1957 ở Miền Bắc là giai đoạn cải tạo công thương nghiệp. Các cơ sở công nghiệp thưong mại của thực dân Pháp để lại và của các nhà tư sản Việt Nam đèu được quốc hữu hoá. ở giai đoạn này, thay đổi quan hệ sở hữu là chính sách được tập trung thực hiện để đảm bảo Nhà nước có được trong tay tiềm lực kinh tế cho sự quản lý tập trung. Kết quả là nền kinh tế nói chung. Công nghiệp nói tiêng có 3 hình thức tổ chức :

- Các nhà máy xí nghiệp và công ty thương mại dịch vụ thuộc sở hữu Nhà nước (gọi chung là các doanh nghiệp Nhà nước )

- Các hợp tác xã dựa trên sở hữu tập thể.

- Một số cơ sở công tư hợp doanh, hình thức này chỉ còn lại rất ít cho đến đầu những năm 1960.

Chính sách bao trùn của thời kỳ này trong công nghiệp là đặt nền móng cho một nền công nghiệp dưới sự kiểm soát tập trung của Nhà nước. Cũng trong thời kỳ này, những nhà quản lý học tập cách điều hành xí nghiệp theo phương thức “vừa làm , vừa học” và chờ đợi gào sự chỉ đạo trực thiếp của cấp trên. Đây là giai đoạn mà công nghiệp hầu như chưa có sự đầu tư mới nào.

1.2. Giai đoạn 1958-1960.

Cùng với kế hoạch khôi phục kinh tế 3 năm, công nghiệp Việt Nam lần đầu tiên được phác thảo bởi một chính sách phát triển khá rõ nét. Đặc trưng của giai đoạn này nhằm:

- Khôi phục lại và nâng cao công suất của các cơ sở công nghiệp có từ trước theo phương thức quản lý dựa trên chée độ công hữu .

- Tiếp nhận sự giúp đỡ của các nước theo hệ thống Xã hội chủ nghĩa để xây dựng một nền công nghiệp tự lập, tự cường. Đây là thời kỳ khởi công cho ciệc xây dựng một nền công nghiệp của nước Việt Nam mới.

- Sự quản lý tập trung được đặt trực tiếp vào Bộ Công nghiệp .

1.3. Giai đọan (1960-1965).

Đây là giai đoạn có những bước tiến nhảy vọt của công nghiệp Việt Nam . Với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, hàng loạt cơ sở công nghiệp ra đời, trong đó phải kể đến các ngành công nghiệp cơ bản như: luyện kim, điện lực, đặc biệt là cơ sở thuỷ điện đầu thiên xuất hiện , khai thác, cơ khí chế tạo và đóng tàu, dệt may, da giầy, phân bón và hoá chất, vật liệu xây dựng . Bên cạnh đó hàng loạt cơ sở sx hàng tiêu dùng thiết yếu được xây dựng để đáp ứng cho nhu cầu trong nước .

Có thể nói, đây là giai đoạn thực hiện chính sách công nghiệp thay thế nhập khẩu theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng cho sự tự lực phát triển . Những đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là :

- Công nghiệp phát triển nhanh chóng với sự ưu tiên cho công nghiệp nặng.Bộ công nghiệp nặng ta đời đặc trách các ngành khai thác, điện lực, luyện kim cơ khí sản xuất tư liệu sản xuất .

- Nền công nghiệp phát triển dàn trải trên mọi ngành theo sự trợ giúp của các nước. Trình độ công nghệ dựa trên một mặt bằng thấp, lại không đồng đều và thiếu đồng bộ .

- Công suất và năng lực sản xuất nói chung không đáp ứng đủ nhu cầu, nền kinh tế vẫn ở trạng thái khan hiếm trầm trọng và phải trông chờ vào sự viện gíup của nước ngoài.

- Sự quản lý tập trung của Nhà nước dựa vào nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương, vùng lãnh thổ. Như vậy, các cơ sở công nghiệp có hai loại: cơ sở của Trung ương và của địa phương, vừa chịu sự quản lý theo ngành kỹ thuật vừa theo địa phương .

- Thời kỳ này không tồn tại các tổ chức dạng hiệp hội mà hầu hết các ngành có xu hướng tổ chức sản xuất khép kín trong các xí nghiệp liên hợp (liên hiệp theo chiều dọc) hay liên hiệp các xí nghiệp (liên hiệp theo chiều ngang).

4.1. Giai đoạn (1965-1975).

Giai đoạn này nền công nghiệp chịu sự phá hoại khóc liệt của cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ thực hiện . Toàn bộ các cơ sở công nghiệp non trể đều bị đánh phá dữ dội. Một số cơ sở được dời chuyển, sơ tán, một số cơ sở thiếp tục sản xuất trong điều kiện bị ném bom, số còn lại phải tạm ngừng sản xuất , lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng. Nền kinh tế nói chung phụ thuộc rất lớn vào sự viện trợ, giúp đỡ của cước ngoài, hệ thống phân phối hiện vật dược áp dụng để đảm bảo mức sống tối thiểu trong điều kiện khan kiếm.

1.5. Giai đoạn (1976-1989)

phục vụ chiến tranh nên cơ cấu rất thiên lệch . Hầu như không có các sơ sở công nghiệp nặng được xây dựng ở phía Nam cho đến 1975, ngoại trừ các cơ sở đã có từ thời Pháp thuộc . Tuy nhiên, ở ciền Nam đã xuất hiện các cơ sở chế biến khá hiện đại, đặc biệt là cách quản lý theo cơ chế thị trường . Các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biếc được tổ chức theo các loại hình của kinh tế thị trường , các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư bản trong nước đã khá phát triển . Lúc này có nhiều quan điểm thậm chí trái ngược nhau trong việc tìm kiếm con đường đi lên cho nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của nước Việt Nam thống nhất.

- Quan điểm thứ nhất cho rằng nên tiếp tục duy trì công nghiệp phía Nam như vốn có để tranh thủ những mặt mạnh của cơ chế thị trường , của các quan hệ truyền thống và kinh nghiệm quản lý .

- Quan điểm thứ hai cho rằng cần ngay lập tức cải tạo quan hệ kinh tế và công nghiệp phía Nam theo mô hình kế hoạch hoá tập trung hiện có của các nước xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này đã thắng thế hoàn toàn và công cuộc cải tạo, hoà nhập hai nền công nghiệp được thực thi.

- Như vậy nét đặc trưng của thời kỳ này là sự cải tạo và nhất thể hoá nền công nghiệp trên cơ sở công hữu và tập trung vào hệ thống quản lý Nhà nước . Có ba điều cần rút ra ở đây là :

+ Các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ vận hành theo cơ chế thị trường vẫn có sức sống mãnh liệt mặc dù bị phân biệt đối xử.

+ Sự hợp tác toàn diện với Hội đồng tương trợ kinh tế (1978) theo nguyên tắc mới, nguyên tắc của sự phân công cùng có lợi đã không cho phép nền công nghiệp có được những giúp đỡ đầu tư cần thiết như đầu những năm 1960 . Mặt khác, lúc này bản thân các nước xã hội chủ nghĩa cũng bộc lộ những điểm yếu khó khắc phục của sự trì trệ và khan hiếm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền công nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn: máy móc thiết bị và công nghệ lạc hậu, nguyên liệu mà trước đây được trợ giúp từ các nước xã hội chủ nghĩa không còn, nên năng suất suy giảm tuyệt đối. Các vấn đề xã hội cốn đã nặng lề với một đất nước trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc, nay lại càng nặng lề hơn khi cền kinh tế sau chiến tranh không những không được cải thiện mà lại trầm trọng hơn.

Năm 1986 Việt Nam khởi xướng sự đổi mới bắt đẩu từ cơ chế quản lý kinh tế , theo đó những đấu hiệu của sự tự do kinh tế xuất hiện, quyền chủ động của các doanh nghiệp được đề cao, các thành phần kinh tế khác được thừa nhận, mối quan hệ kinh tế đa phương được thiết lập … Tất cả những cấn đề đó đã cho phép phục sinh và phát triển trở lại nền công nghiệp Việt Nam .

2.Nhận xét chung về chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ (1954-1989)

Từ các biến động khách quan của lịch sử, công nghiệp Việt Nam đã qua những bước thăng trầm khiến cho sự đánh giá rất khó khăn. Tuy nhiên, có thể khái quát một số nhận xét về chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ này như sau :

- Chính sách xây dựng một cền công nghiệp tự lập, tự cường dựa trên chủ trương ưu tiên công nghiệp nặng là điểm xuyên suốt thời kỳ này. Đáng tiếc là các nhân tố cần thiết để có thể tự lực , tự cường lại thiếu thốn hoặc chưa xuất hiện nên trên thực tế là chúng ta có một nền công nghiệp dàn trải, què quặt và thiếu mũi nhọn.

- Tư tưởng tự lập và sự đóng cửa nền kinh tế đã khiến cho các dòng chảy công nghệ và kỹ thuật bị chặn laị, kết quả là công nghệ của chúng ta lạc hậu nhiều thế hệ.

-Cơ chế quản lý hành chính đã dồn nén nền công nghiệp vốn yếu ớt thành các cơ sở xơ cứng, thiếu năng động, xa lạ với các nguyên tắc của thị

trường . Cách thức tổ chức hệ thống công nghiệp và thương mại gần như biệt lập nhau đã càng làm cho công nghiệp thuần tuý chỉ là cơ sở sản xuất đến mức không phải tự bán sản phẩm do chính họ sản xuất ra, càng không biết đến khách hàng của họ. Ba năm cuối thời kỳ này (1989-1970) là thời kỳ nỗ lực mang tính chất bản lề để có được những thành công bước đầu ở thời kỳ sau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam 2001-2020.doc (Trang 31 - 37)